Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện an thi, tỉnh hưng yên (Trang 46)

luật về đất đai trong nước trong những năm gần đây

Trên cơ sở khung pháp lý hiện hành, trong thời gian qua, các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương và các cấp uỷĐảng, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai.

Nhiều địa phương trong cả nước đã đặt công tác giải quyết khiếu nại, tố

cáo, tranh chấp về đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều cấp uỷđã thực sự vào cuộc, chỉđạo chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị

- xã hội cùng phối hợp tham gia giải quyết; đã ban hành chỉ thị, kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại tố; tổ chức đánh giá về thực trạng khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

việc tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại và tố cáo, rút ra những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉđạo về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua và đề ra các biện pháp giải quyết trong thời gian tới.

Thanh tra Chính Phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các Tỉnh đã có sự phối hợp khá tốt trong việc giải quyết các vụ việc cụ thể về khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm luật đất

đai tạo ra sự thống nhất trên cơ sở các quy định của pháp luật và tình hình cụ

thể của từng vụ việc. Phương thức giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm được cải tiến theo hướng tăng cường đối thoại với người có đơn thư. Ở

một số địa phương các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu cặn kẽ yêu cầu, khiếu nại và đã có ý kiến giải quyết thấu tình, đạt lý, chấm dứt nhiều vụ khiếu kiện vốn đã kéo dài trước đó.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm liên quan đến đất đai diễn biến tương đối phức tạp, có xu hướng gia tăng về số lượng, gay gắt về nội dung tính chất…xuất hiện ngày càng nhiều các điểm nóng điển hình như ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hà Nội…ở

một số nơi công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm liên quan

đến đất đai và tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại chưa được coi trọng; trình độ nghiệp vụ cán bộ còn yếu; thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp công dân.

Từ năm 2010 đến năm 2013, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã tiếp 7197 lượt công dân. Các địa phương có nhiều công dân đến Bộ là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hải Phòng, Cần Thơ, Hưng Yên. Qua theo dõi, số lượng công dân đến Bộ ngày càng tăng, năm 2010 là 943 lượt đến năm 2013 là 2.735 lượt người. Đặc biệt các đoàn khiếu nại tăng; năm 2010 là 28 đoàn thì đến năm 2013 là 84 đoàn có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Các đoàn đông người hoặc các vụ việc khiếu tố với thái độ gắt, quyết liệt, chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, tố cáo việc làm mất dân chủ, vi phạm pháp luật của chính quyền cơ sở. Do việc giải quyết của địa phương chậm, không ban hành các quyết định theo quy

định của pháp luật, nên công dân kéo đến Bộ và các cơ quan Trung ương để gây áp lực, mặc dù biết vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Cũng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 Bộđã tiếp nhận 31.423 lượt đơn, bình quân 8.000 lượt đơn/năm. Lượng đơn thư gửi đến Bộ liên tục tăng lên qua từng năm, năm 2010: 5.112 lượt, năm 2013: 9.897 lượt và chưa có dấu hiệu giảm. Lượng đơn thư trong lĩnh vực đất đai chiếm 90% tổng lượng đơn thư.

Trong năm 2013, số vụ việc khiếu nại, tố cáo lại tăng cao hơn năm 2012. Đã có 240.584 lượt công dân đến các cấp khiếu nại, đặc biệt đã có 1.053 lượt đoàn người khiếu nại đông người trong cả nước tập trung về Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu kiện với tính chất diễn biến phức tạp và gay gắt. Trong đó, có trên 80% vụ việc khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, giá cảđền bù, hỗ trợ xây dựng khu tái định cư.

Bên cạnh những mặt làm được thì công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm luật đất đai vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém:

- Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo còn thiếu

đồng bộ.

- Việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm vềđất

đai giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được đồng bộ và thống nhất.

- Nhiều địa phương chưa làm tốt công tác tiếp công dân, nhận đơn thư, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn thư dẫn đến một nội dung mà gửi đi nhiều cơ quan.

- Công tác giải quyết khiếu nại hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu kiện nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

- Một bộ phận người dân chưa nhận thức được đầy đủ các quy định của pháp luật lại bị kích động nên khiếu kiện gay gắt đối với những trường hợp đã

được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng việc khiếu nại, tố

cáo để kéo thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và chống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ân Thi là một trong 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía

Đông của tỉnh trên trục QL38 và tỉnh lộ 200. Phía Bắc giáp huyện Phù Cừ, huyện Tiên Lữ, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp huyện Kim

Động và huyện Khoái Châu. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 128,22 km2. Đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Địa bàn hành chính, huyện Ân Thi có 20 xã và 1 thị trấn bao gồm: Thị

trấn Ân Thi và các xã Phù Ủng, Bãi Sậy, Bắc Sơn, Đào Dương, Tân Phúc, Văn Nhuệ, Hoàng Hoa Thám, Quang Vinh, Vân Du, Xuân Trúc, Quảng Lãng,

Đặng Lễ, Cẩm Ninh, Nguyễn Trãi, Đa Lộc, Tiền Phong, Hồ Tùng Mậu, Hồng Vân, Hồng Quang, Hạ Lễ.

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu.

Huyện Ân Thi nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1.450 - 1.650 mm. Số giờ nắng trung bình 1.750 giờ/năm. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,20C, những ngày lạnh nhất tập trung và tháng 11, 12 và tháng 1, có nơi nhiệt độ xuống tới 80C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, thường có gió mùa đông Nam, nhiệt độ những ngày nóng nhất lên tới 38oC. Vào tháng 2, 3 thường có mưa phùn kéo dài, độ ẩm cao, nếu gặp nhiệt độ cao sâu bệnh sẽ phát triển nhanh ảnh hưởng đến sản xuất ngành nông nghiệp. Nhìn chung Ân Thi có điều kiện thời tiết khí hậu thuỷ văn khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm cây trồng và vật nuôi đa dạng (nguồn báo cáo quy hoạch của huyện Ân Thi - giai đoạn 2005 - 2010).

3.1.1.3 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện tính đến tháng 12/2013 là 12.872 ha, , trong đó:

- Đất nông nghiệp: 8997,92 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 3835,4 ha, chiếm 29,8% diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng : 38,18 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên.

Như vậy, hiện tại phần lớn quỹ đất đai của huyện đã được đưa vào sử

dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội (chiếm 99,80%). Quỹđất chưa sử dụng của huyện còn ít (chiếm 0,2%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

a) Đất nông nghiệp của huyện:

Diện tích đất nông nghiệp của huyện 8997,92 ha, chiếm 70 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư quản lý, sử

dụng với diện tích 8218,59 ha (chiếm 90,57% ), tổ chức kinh tế sử dụng với diện tích 18,86 ha (chiếm 0,21%) . Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng 836,37 ha (chiếm 9,22% ). Diện tích đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất năm 2012 của huyện được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 8997,92 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8423.08 93,61 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8219.33 91,35 1.1.1.1 Đất trồng lúa 8193.10 91,06 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 26,23 0,29 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 203,75 2.41 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 574.84 6,38

(Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2013)

Theo số liệu bảng 3.1 ta thấy, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất trong

đất nông nghiệp (91,35%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đất trồng cây hàng năm khác (0,29). Như vậy, nhìn chung việc sử dụng đất nông nghiệp đã phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện. Các mô hình trang trại cây trồng vật nuôi đều đạt năng suất, sản lượng và chất lượng cao hơn các năm trước. Tổ

chức sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới; kết cấu hạ tầng nông thôn

được đầu tư nâng cấp và ngày càng hoàn thiện; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

b) Đất phi nông nghiệp của huyện.

Diện tích đất phi nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất theo thống kê đất đai năm 2013 của huyện được tổng hợp từ phụ lục 02 và được thể hiện trong bảng 3.2, cụ thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2013 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2 Đất phi nông nghiệp 3835,40 100

2.1 Đất ở 1285,62 33,52

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1208,19 31,50

2.1.2 Đất ở tại đô thị 77,43 2,00

2.2 Đất chuyên dùng 1934,76 50,45

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 31,83 1,65 2.2.1.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước 27,52 86,40

2.2.1.2 Đất trụ sở khác 4,33 13,60

2.2.2 Đất quốc phòng 5,31 0,27

2.2.3 Đất an ninh 1,21 0,06

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 43,47 2,25 2.2.4.1 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 37,86 87,09 2.2.4.2 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 5,61 12,91 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 1852,94 95,77 2.2.5.1 Đất giao thông 1133,09 61,15 2.2.5.2 Đất thuỷ lợi 603,56 53,26 2.2.5.3 Đất công trình năng lượng 1,39 0,08 2.2.5.4 Đất công trình bưu chính viễn thông 0,8 0,04 2.2.5.5 Đất cơ sở văn hoá 3,43 0,19 2.2.5.6 Đất cơ sở y tế 7,19 0,39 2.2.5.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 52,83 2,85 2.2.5.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao 35,07 1,89 2.2.5.9 Đất cơ sở nghiên cứu khoa học 0,00 0,00 2.2.5.10 Đất cơ sở dịch vụ về xã hội 0,00 0,00 2.2.5.11 Đất chợ 2,64 0,14 2.2.5.12 Đất có di tích, danh thắng 8,62 0,47 2.2.5.13 Đất bãi thải, xử lý chất thải 4,00 0,22

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 32,3 0,84

2.3.1 Đất tôn giáo 18,0 55,73

2.3.2 Đất tín ngưỡng 14,3 44,27

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 151,92 3,96

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 430,80 11,23 2.5.1 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 272,5 63,20

2.5.2 Đất có mặt nước chuyên dùng 158,99 36,80

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Qua bảng 3.2 ta thấy, diện tích đất phi nông nghiệp năm 2013 có diện tích là 3835,49 ha, chiếm 29,80% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là đất chuyên dùng 50,45% (1934,76 ha) so với diện tích

đất phi nông nghiệp và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,84% (32,3 ha) so với diện tích đất phi nông nghiệp.

c) Đất chưa sử dụng.

Diện tích đất chưa sử dụng 38,18 ha, chiếm 0,2% so với diện tích đất tự

nhiên, điều này chứng tỏ rằng huyện đã chú ý nâng cao khả năng khai thác đất chưa sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Do có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên huyện Ân Thi nhanh chóng trở

thành khu dân cưđông đúc với nguồn lao động dồi dào. Qua bảng 3.3 ta thấy: Ân Thi là một huyện thuần nông nên cơ cấu dân số và lao động của huyện chiếm tỉ lệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2013, toàn huyện có 128.295 nhân khẩu trong đó có 119.289 khẩu nông nghiệp chiếm 92,98% và số lao động nông nghiệp là 52.625 lao

động chiếm 71,79%. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, số hộ và số lao động nông nghiệp đang giảm dần và thay vào đó là số hộ và số lao động phi nông nghiệp đang tăng lên, đây là xu hướng phát triển tất yếu và phù hợp với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, năm 2011 số hộ và số lao động nông nghiệp lần lượt là 27.132 hộ và 54.783 lao động thì đến năm 2013 con số này đã có sự thay đổi là 27.103 hộ và 52.625 lao động, giảm bình quân qua 3 năm là 0,017% và 2,14%. Số hộ và số

lao động phi nông nghiệp năm 2010 là 2.558 hộ và 17.533 lao động đến 2013 tăng lên 2.632 hộ và 20.678 lao động, tăng bình quân qua 3 năm là 1,079% và 6,66%. Cùng với

đó, tỷ lệ phần trăm số khẩu nông nghiệp trong tổng số nhân khẩu giảm dần trong khi tỷ

lệ phần trăm số khẩu phi nông nghiệp lại tăng lên.

Xét một số chỉ tiêu cho thấy bình quân khẩu trên hộ và hộ nông nghiệp không biến động nhiều. Đáng chú ý là số lao động nông nghiệp trên hộ nông nghiệp giảm từ 2,02 xuống còn 1,94 nguyên nhân là do số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và số hộ nông nghiệp đều giảm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Bảng 3.3: Tình hình dân số - lao động huyện Ân Thi qua các năm 2011 – 2013

Diễn giải ĐVT 2011 2012 2013 Bình Quân SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 12/11 13/11 BQ I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 127838 100 128025 100 128295 100 100.20 100.20 100.20

1. Khẩu nông nghiệp Khẩu 119246 93.28 119278 93.17 119289 92.98 100.03 100.01 100.02 2. Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 8592 6.72 8747 6.83 9006 7.02 101.80 102.96 102.38

II. Tổng số hộ Hộ 29690 100 29704 100 29735 100 100.10 100.10 100.10

1. Hộ nông nghiệp Hộ 27132 91.38 27115 91.28 27103 91.15 99.94 99.96 99.95 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 2558 8.62 2589 8.72 2632 8.85 101.21 101.66 101.44

III.Tổng số lao động 72316 100 72943 100 73303 100 100.90 100.50 100.70

1. Lao động nông nghiệp LĐ 54783 75.76 53654 73.56 52625 71.79 97.94 98.08 98.01

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện an thi, tỉnh hưng yên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)