2.2.1 Công tác thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta trong những năm gần đây.
Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra đã được tiến hành sâu và rộng hơn trên địa bàn của cả nước, nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất đã được tiến hành. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý theo thẩm quyền nhiều sai phạm trong thi hành và chấp hành quy định của pháp luật đất đai. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35
Ngày 14 tháng 7 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định số 1741/QĐ-BTNMT về việc tổ chức đợt kiểm tra tình hình thi hành luật đất đai trên cả nước. Đợt kiểm tra này với mục đích đánh giá tình hình sau một năm triển khai thi hành Luật Đất đai 2003 trên cả nước về những mặt được và những mặt yếu kém, những bài học kinh nghiệm trong việc tổ
chức thi hành Luật. Phát hiện nhưng thiếu sót, vi phạm, khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành Luật để chấn chỉnh hoặc tháo gỡ nhằm thúc đẩy việc thi hành pháp luật về đất đai, đưa công tác quản lý đất đai vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội.
Ngày 2 tháng 8 năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyết định số 1013/QĐ-BTNMT về kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư. Trên cơ sở đánh giá sát, đúng tình hình, đề ra các giải pháp nhằm xử lý trước ngày 30 tháng 6 năm 2007 tình trạng các quy hoạch có nội dung sử dụng đất nhưng không thực hịên (thường gọi là quy hoạch treo), tình trạng chậm sử dụng đất đối với các dự án đầu tư. Phát hiện những bất cập trong các quy định về công tác quy hoạch có nội dung sử dụng đất để sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, đẩy mạnh thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong năm 2011, Thanh tra Chính Phủ tiến hành kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo ở 10 Tỉnh, thành phố. Qua kiểm tra rà soát các vụ
việc cụ thể, ngành đã cùng UBND các Tỉnh thành phố thống nhất giải quyết
đơn thư tồn đọng, chỉ ra những tồn tại trong giải quyết các khiếu kiện của các cấp để chấn chỉnh, thống nhất biện pháp giải quyết những khiếu kiện dễ dẫn
đến tập trung đông người, phức tạp.
Thực hiện chỉđạo của Thủ tướng Chính Phủ, các địa phương trong cả
nước vừa kết thúc cuộc thanh tra trên diện rộng việc cấp GCNQSDĐ và quyền Sở hữu nhà ở. Cuộc thanh tra đã phát hiện ra nhiều dạng sai phạm phổ
biến trong công tác cấp GCNQSDĐ. Tổng giá trị sai phạm về tài chính được kiến nghị xử lý lên tới 211 tỷđồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
Kết thúc đợt thanh tra, đã có 64/64 Tỉnh, thành phố có báo cáo gửi Thanh tra Chính Phủ, trong đó 45 Tỉnh, thành phố báo cáo tổng hợp theo đề
cương, biểu mẫu Thanh tra Chính Phủ hướng dẫn. Qua báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra của 45 Tỉnh, thành, có thể thấy tiến độ công tác xét và cấp GCNQSDĐ trong cả nước còn chậm. Kiểm tra hơn 4.7 triệu bộ hồ sơ xét cấp GCNQSĐ ở 45 Tỉnh, thành, các đoàn thanh tra đã phát hiện hơn 670 ngàn bộ
hồ sơ có sai phạm, sai phạm về mặt tài chính với tổng số tiền kiến nghị xử lý lên đến 211 tỷ đồng (trong đó, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách hơn 184 tỷ đồng, xử lý khác gần 25 tỷđồng). Tỉnh phát hiện sai phạm về tài chính nhiều nhất, cũng là Tỉnh xử lý thu hồi nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất là Kiên Giang với số tiền gần 169 tỷđồng.
Cũng theo báo cáo của 45 Tỉnh thành, đã có tổng số 61 vụ việc sai phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm, cố ý làm trái với mục đích tư lợi gây hậu quả lớn…trong công tác cấp GCNQSDĐ, đã được cơ quan công an
điều tra và xử lý theo pháp luật. Trong số này tính riêng Tỉnh Cà Mau đã có tới 30 vụ sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra. Có tổng số 501 vụ việc sai phạm qua công tác cấp GCNQSDĐ đã được các địa phương áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Tổng số cán bộ bị xử lý hành chính là 434 người. Riêng Tỉnh Bình Dương đã phát hiện 115 vụ việc với 128 người vi phạm, trong đó có những vụ việc sai phạm nghiêm trọng đang được xem xét và xử
lý. Tỉnh Cà Mau đã khiển trách 46 cán bộ. Buộc thôi việc 11 người có sai phạm trong việc cấp GCNQSDĐ.
Trong năm 2013, Sở TN-MT của 63 tỉnh, thành trong cả nước đã thực hiện 585 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai đối với 1.307 tổ chức, cá nhân; Bộ TN-MT triển khai 9 đợt thanh tra, kiểm tra đối với 16 đơn vị. Theo báo cáo tổng hợp của Bộ TN-MT: Có 535 tổ chức, cá nhân bị thanh tra, kiểm tra
đã vi phạm các quy định vềđất đai, chiếm tỉ lệ hơn 40%. Trong số những tổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
nhận đất từ các dự án nhưng không sử dụng hoặc chậm tiến độ, còn lại là các hành vi: không thực hiện nghĩa vụ tài chính (trên 8,3%), chuyển nhượng, lấn chiếm đất trái phép (10,4%)…
Sở TN-MT các tỉnh và Bộ TN-MT đã kiến nghị thu hồi hơn 3.290 ha của 211 tổ chức và truy thu hơn 13,3 tỉđồng tiền sử dụng đất của 37 tổ chức; xử phạt hành chính 148 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền gần 1,9 tỉđồng. Có 33 tỉnh, thành trong nước để xảy ra nhiều trường hợp vi phạm về đất đai với diện tích bị kiến nghị thu hồi rất lớn. Điển hình là các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu (gần 982 ha), Thái Nguyên (hơn 826 ha), Hà Giang (trên 555 ha), Đắk Lắk (272 ha), Quảng Trị (186 ha)…
Công tác thanh tra, kiểm tra trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng nhìn chung đây vẫn là khâu yếu nhất trong công tác quản lý đất đai ở các địa phương. Thông qua kết quả đi thực tế của các Đoàn thanh tra của Bộ tại các địa phương thấy còn rất nhiều vấn đề bức xúc trong quản lý, sử dụng đất, có nhiều sai phạm vướng mắc cần được giải quyết để
tạo niềm tin ở người dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội đồng thời thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
2.2.2 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong nước trong những năm gần đây luật về đất đai trong nước trong những năm gần đây
Trên cơ sở khung pháp lý hiện hành, trong thời gian qua, các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương và các cấp uỷĐảng, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai.
Nhiều địa phương trong cả nước đã đặt công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp về đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều cấp uỷđã thực sự vào cuộc, chỉđạo chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị
- xã hội cùng phối hợp tham gia giải quyết; đã ban hành chỉ thị, kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại tố; tổ chức đánh giá về thực trạng khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
việc tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại và tố cáo, rút ra những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉđạo về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua và đề ra các biện pháp giải quyết trong thời gian tới.
Thanh tra Chính Phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các Tỉnh đã có sự phối hợp khá tốt trong việc giải quyết các vụ việc cụ thể về khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm luật đất
đai tạo ra sự thống nhất trên cơ sở các quy định của pháp luật và tình hình cụ
thể của từng vụ việc. Phương thức giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm được cải tiến theo hướng tăng cường đối thoại với người có đơn thư. Ở
một số địa phương các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu cặn kẽ yêu cầu, khiếu nại và đã có ý kiến giải quyết thấu tình, đạt lý, chấm dứt nhiều vụ khiếu kiện vốn đã kéo dài trước đó.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm liên quan đến đất đai diễn biến tương đối phức tạp, có xu hướng gia tăng về số lượng, gay gắt về nội dung tính chất…xuất hiện ngày càng nhiều các điểm nóng điển hình như ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hà Nội…ở
một số nơi công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm liên quan
đến đất đai và tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại chưa được coi trọng; trình độ nghiệp vụ cán bộ còn yếu; thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp công dân.
Từ năm 2010 đến năm 2013, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã tiếp 7197 lượt công dân. Các địa phương có nhiều công dân đến Bộ là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hải Phòng, Cần Thơ, Hưng Yên. Qua theo dõi, số lượng công dân đến Bộ ngày càng tăng, năm 2010 là 943 lượt đến năm 2013 là 2.735 lượt người. Đặc biệt các đoàn khiếu nại tăng; năm 2010 là 28 đoàn thì đến năm 2013 là 84 đoàn có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Các đoàn đông người hoặc các vụ việc khiếu tố với thái độ gắt, quyết liệt, chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, tố cáo việc làm mất dân chủ, vi phạm pháp luật của chính quyền cơ sở. Do việc giải quyết của địa phương chậm, không ban hành các quyết định theo quy
định của pháp luật, nên công dân kéo đến Bộ và các cơ quan Trung ương để gây áp lực, mặc dù biết vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Cũng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 Bộđã tiếp nhận 31.423 lượt đơn, bình quân 8.000 lượt đơn/năm. Lượng đơn thư gửi đến Bộ liên tục tăng lên qua từng năm, năm 2010: 5.112 lượt, năm 2013: 9.897 lượt và chưa có dấu hiệu giảm. Lượng đơn thư trong lĩnh vực đất đai chiếm 90% tổng lượng đơn thư.
Trong năm 2013, số vụ việc khiếu nại, tố cáo lại tăng cao hơn năm 2012. Đã có 240.584 lượt công dân đến các cấp khiếu nại, đặc biệt đã có 1.053 lượt đoàn người khiếu nại đông người trong cả nước tập trung về Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu kiện với tính chất diễn biến phức tạp và gay gắt. Trong đó, có trên 80% vụ việc khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, giá cảđền bù, hỗ trợ xây dựng khu tái định cư.
Bên cạnh những mặt làm được thì công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm luật đất đai vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém:
- Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo còn thiếu
đồng bộ.
- Việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm vềđất
đai giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được đồng bộ và thống nhất.
- Nhiều địa phương chưa làm tốt công tác tiếp công dân, nhận đơn thư, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn thư dẫn đến một nội dung mà gửi đi nhiều cơ quan.
- Công tác giải quyết khiếu nại hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu kiện nhiều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
- Một bộ phận người dân chưa nhận thức được đầy đủ các quy định của pháp luật lại bị kích động nên khiếu kiện gay gắt đối với những trường hợp đã
được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng việc khiếu nại, tố
cáo để kéo thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và chống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Ân Thi là một trong 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía
Đông của tỉnh trên trục QL38 và tỉnh lộ 200. Phía Bắc giáp huyện Phù Cừ, huyện Tiên Lữ, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp huyện Kim
Động và huyện Khoái Châu. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 128,22 km2. Đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Địa bàn hành chính, huyện Ân Thi có 20 xã và 1 thị trấn bao gồm: Thị
trấn Ân Thi và các xã Phù Ủng, Bãi Sậy, Bắc Sơn, Đào Dương, Tân Phúc, Văn Nhuệ, Hoàng Hoa Thám, Quang Vinh, Vân Du, Xuân Trúc, Quảng Lãng,
Đặng Lễ, Cẩm Ninh, Nguyễn Trãi, Đa Lộc, Tiền Phong, Hồ Tùng Mậu, Hồng Vân, Hồng Quang, Hạ Lễ.
3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu.
Huyện Ân Thi nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1.450 - 1.650 mm. Số giờ nắng trung bình 1.750 giờ/năm. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,20C, những ngày lạnh nhất tập trung và tháng 11, 12 và tháng 1, có nơi nhiệt độ xuống tới 80C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, thường có gió mùa đông Nam, nhiệt độ những ngày nóng nhất lên tới 38oC. Vào tháng 2, 3 thường có mưa phùn kéo dài, độ ẩm cao, nếu gặp nhiệt độ cao sâu bệnh sẽ phát triển nhanh ảnh hưởng đến sản xuất ngành nông nghiệp. Nhìn chung Ân Thi có điều kiện thời tiết khí hậu thuỷ văn khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm cây trồng và vật nuôi đa dạng (nguồn báo cáo quy hoạch của huyện Ân Thi - giai đoạn 2005 - 2010).
3.1.1.3 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện tính đến tháng 12/2013 là 12.872 ha, , trong đó:
- Đất nông nghiệp: 8997,92 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 3835,4 ha, chiếm 29,8% diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng : 38,18 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên.
Như vậy, hiện tại phần lớn quỹ đất đai của huyện đã được đưa vào sử
dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội (chiếm 99,80%). Quỹđất chưa sử dụng của huyện còn ít (chiếm 0,2%).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
a) Đất nông nghiệp của huyện:
Diện tích đất nông nghiệp của huyện 8997,92 ha, chiếm 70 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư quản lý, sử