Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện an thi, tỉnh hưng yên (Trang 38)

2.1.5.1 Các chính sách, quy định liên quan đến hoạt động thanh tra.

Để tiến hành hoạt động thanh tra đất đai, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm luật đất đai. Thực tế hiện nay, hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra đất đai nói riêng thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra. Trước đây, khi cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra chưa được kiện toàn, còn nhiều hạn chế, bất cập, việc tiến hành của cơ quan đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, qua từng giai đoạn, từng thời kỳ mà Nhà nước đã phải sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để công tác thanh tra thực hiện ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Chẳng hạn như việc: Luật thanh tra năm 2004 đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung bằng Luật thanh tra năm 2010; Luật Đất đai năm 2003 được thay thế, sửa đổi, bổ sung bằng Luật đất

đai năm 2013.

Như vậy, cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra đất đai nói riêng đóng vai trò quan trọng và là yếu tố tác động trực tiếp, có ảnh hướng lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

2.1.5.2 Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Trong hoạt động thanh tra nói chung, hoạt động thanh tra vềđất đai nói riêng, để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, pháp luật hiện hành thì ta phải xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt

động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể đó, nhất là trong giai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra - quy định như vậy xuất phát từđặc thù của công tác thanh tra. Việc phối hợp cũng được thể hiện trong nhiều giai đoạn của hoạt động thanh tra, từ khi chuẩn bị thanh tra cho tới khi kết thúc và xử lý kết quả thanh tra. Cụ thể là:

- Trong quá trình chuẩn bị thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải phối hợp với Người ra quyết định thanh tra để ban hành Kế hoạch thanh tra. Trưởng đoàn có trách nhiệm xây dựng, trình Người ra quyết định ký ban hành Kế hoạch. Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng phải xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra chuẩn bị các thông tin, tài liệu phục vụ việc báo cáo trong quá trình tiến hành thanh tra.

- Trong giai đoạn tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra để công bố quyết định thanh tra, nếu mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải phối hợp để thực hiện việc công bố. Khi tiến hành thanh tra, đối tượng thanh tra phải báo cáo trực tiếp với đoàn thanh tra về những nội dung thanh tra theo đề cương khi được yêu cầu; quá trình thu thập, kiểm tra, xác minh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chính thực hiện yêu cầu của Đoàn thanh tra, nhất là việc cung cấp các thông tin, tài liệu để làm rõ các nội dung thanh tra.

- Kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra biết. Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra, tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Đoàn thanh tra vào dự thảo Báo cáo. Khi được giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết định. Đoàn thanh tra phải làm rõ các nội dung khi được Người ra quyết định yêu cầu và đối tượng thanh tra có quyền giải trình những vấn đề

mà mình cho là chưa đúng hoặc chưa hợp lý. Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc công bố kết luận thanh tra và nghiêm chỉnh thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra.

Riêng đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng chuyển cơ

quan điều tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp các thông tin mà mình biết được cho cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ

việc cơ quan thanh tra biết.

2.1.5.3 Công tác chỉđạo đối với hoạt động thanh tra

Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong các cơ quan thanh tra nhà nước, thuộc trách nhiệm trực tiếp của người ra quyết định thanh tra. Việc chỉđạo hoạt động của Đoàn thanh tra là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu lực, hiệu quả

của một cuộc thanh tra. Công tác chỉđạo hoạt động thanh tra có thể khái quát một số nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Người ra quyết định thanh tra chỉđạo hoạt động của Đoàn thanh tra phải trên cơ sở các quy định của pháp luật, bảo đảm để Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất. Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi việc chỉ đạo phải đúng thẩm quyền, chính xác, khách quan, kịp thời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

Thứ hai, nguyên tắc tập trung, dân chủ, chế độ thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân: Khi chỉ đạo, quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của

Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra cần phải lắng nghe ý kiến của Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra hoặc có đề xuất khác với quan

điểm chỉ đạo của mình thì người ra quyết định thanh tra cần phải thực sự

khách quan trong việc xem xét, đánh giá thận trọng, cân nhắc tỷ mỷ, trên cơ

sởđó đưa ra những ý kiến chỉđạo, quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về

những chỉđạo, quyết định của mình.

Thứ ba, nguyên tắc bám sát mục đích chung của hoạt động thanh tra cũng như mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể của cuộc thanh tra: Mỗi cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành đều có mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi cụ thể, rõ ràng. Việc chỉ đạo là nhằm bảo đảm cho Đoàn thanh tra triển khai thực hiện đúng quan điểm, định hướng của người ra quyết định thanh tra. Vì vậy không chỉĐoàn thanh tra phải tuân thủ kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt mà người ra quyết định thanh tra cũng phải căn cứ vào từng nội dung của kế hoạch tiến hành thanh tra do mình phê duyệt để

chỉđạo thực hiện.

Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm tính chủđộng, tính tự chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật: Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu, xác minh, đánh giá chứng cứ, yêu cầu giải trình, trả lời chất vấn… từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá, đề xuất các kiến nghị. Để bảo đảm tính chính xác, khách quan, tính chủ động và tự

chịu trách nhiệm cá nhân của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra thì người ra quyết định thanh tra không trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đó mà chỉ đạo, đôn đốc để Đoàn thanh tra thực hiện. Trường hợp Trưởng đoàn, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

thành viên Đoàn thanh tra không thể đáp ứng được yêu cầu công việc thì người ra quyết định thanh tra cũng không làm thay mà cần thiết thì thay thế

Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra hoặc bổ sung thêm lực lượng, thời gian đểĐoàn thanh tra đủđiều kiện hoàn thành nhiệm vụđó.

2.1.5.4 Mức độđô thị hoá

Quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đây là một bước quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác

động tích cực mà quá trình này đem lại, đô thị hoá cũng trực tiếp tạo ra ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ như: Văn hoá truyền thống, việc làm, môi trường, giảm diện tích đất canh tác và đặc biệt là tạo khó khăn trong việc quản lý và sử dụng đất đai (Lấn, chiếm đất đai; sử dụng đất không đúng mục đích; đền bù giải phóng mặt bằng....). Càng những vùng đang phát triển đô thị thì càng có nhiều hành vi vi phạm phá luật đất đai.Từ những khó khăn đó, hoạt động thanh tra quản lý và sử dụng đất đai ngày càng phải hoàn thiện hơn để giải quyết những hành vi vi phạm luật đất đai được đảm bảo.

2.1.5.5 Ý thức và năng lực, trình độ của cán bộ thanh tra

Trình độ nhận thức, ý thức chính trị của cán bộ làm công tác thanh tra có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành lập trường tư tưởng của Thanh tra viên. Bởi vì, lập trường tư tưởng vững vàng sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động thanh tra đúng với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vai trò ý thức chính trị của Thanh tra viên đặc biệt quan trọng khi phải áp dụng pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay với những mặt trái của nó. Chính ý thức chính trị của mỗi Thanh tra viên là nhân tố làm cho khi tiến hành hoạt động thanh tra Thanh tra viên không rơi vào tình trạng “pháp luật đơn thuần”, máy móc, tách rời các quy phạm pháp luật với lợi ích chung của xã hội. Ý thức chính trị của Thanh tra viên không chỉ là nhân tốđảm bảo các quy phạm pháp luật được áp dụng đúng đắn và chính xác mà còn giúp cho Thanh tra viên có được bản lĩnh để xử lý các tình huống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

trong thực tiễn một cách nhanh chống, kịp thời và sáng tạo. Hoạt động thanh tra là xem xét việc chấp hành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, cho nên Thanh tra viên phải là người gương mẫu và có đạo đức nghề nghiệp. Vì thế, việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức theo những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” sẽ giúp cho Thanh tra viên trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng để từđó có được những quyết định công tâm, thấu tình, đạt lý, thuyết phục lòng người.

Ngoài ý thức, đạo đức nghề nghiệp, năng lực trình độ của người tiến hành thanh tra cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hướng không nhỏ tới kết quả hoạt động thanh tra. Chính vì vậy, pháp luật đòi hỏi người được bổ nhiệm Thanh tra viên phải có những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Thanh tra viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ

thanh tra và có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó. Sự am hiểu về đời sống xã hội, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân cũng là yếu tố

giúp cho Thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và do đó nó có ảnh hướng nhất định tới việc thưc hiện nhiệm vụ của Thanh tra viên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện an thi, tỉnh hưng yên (Trang 38)