Phân tích lợi thế cạnh tranh của siêu thị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty cổ phần Cát Vàng (Trang 49)

- ĐG: Đánh giá KV: Kỳ vọng

2.Phân tích lợi thế cạnh tranh của siêu thị

a) Điểm mạnh:

- Big C là 1 trong 500 thương hiệu nổi tiếng do VCCI phối hợp với công ty truyền thông AC Nelson bình chọn.

- Big C là nhà phân phối bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, là siêu thị chuyên phân phối các mặt hàng có thế mạnh của đối tác liên doanh Bourbon và hệ thống siêu thị Big C Thái Lan.

- Big C Đà Nẵng là chi nhánh của Big C Việt Nam, thuộc tập đoàn casino với tổng vốn đầu tư tại đà Nẵng lên đến 224 tỉ đồng và trong tương lai còn được mở rộng và đầu tư thêm cho nên Big C Đà Nẵng có thuận lợi rất lớn về tài chính.

- Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố với khu vực dân cư đông và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại. Hàng hóa được trưng bày phù hợp với mọi đối tượng, kể cả người già và trẻ em đều có thể tiếp cận tốt nhất.

- Khả năng thương lượng với nhà cung cấp cao để có được giá mua hợp lý nhất, chủ trương của Big C là không phụ thuộc vào bất kì một nhà cung cấp nào, chỉ chọn những nhà cung cấp có các mặt hàng cạnh tranh về giá cả, vì vậy siêu thị có số lượng nhà cung cấp lớn và đa dạng.

- Đội ngũ lao động đông đảo, trẻ, năng động, tuổi trung bình thấp, vì vậy có khả năng thích nghi với sự biến động của môi trường cao.

b) Điểm yếu:

- Là một siêu thị lớn đi vào hoạt động nhưng Big C Đà Nẵng chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng độc lập, chuyên nghiệp mà kết hợp giữa bộ phận lễ tân và vài nhân viên thu ngân khi không có ca trực sẽ đảm nhiệm công việc này. Hơn nữa, tất cả các chương trình chăm sóc khách hàng, từ thiện, tài trợ…đều do bộ phận chăm sóc khách hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đưa ra. Vì vậy, các chương trình chăm sóc khách hàng còn thụ động và nhiều bất lợi.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên còn thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm về sản phẩm được bày bán trong siêu thị, nhân viên ở bộ phận này hầu như không biết sản phẩm của bộ phận khác được trưng bày ở khu vực nào khiến cho việc hướng dẫn khách hàng đôi lúc gặp lúng túng, thiếu chuyên nghiệp.

c) Cơ hội:

Kinh tế thành phố Đà Nẵng ngày một phát triển. Thu nhập bình quân đầu người ngày một được nâng cao kéo theo đó sức mua của người dân thành phố cũng tăng lên. Theo dự báo tương tự như những nước phát triển trong tương lai không xa, siêu thị sẽ là điểm lựa chọn mua sắm lý tưởng cho người dân.

Thị trường Đà Nẵng là một thị trường rất tiềm năng. Hiện nay thì số lượng siêu thị tại thành phố Đà Nẵng chưa nhiều. Nếu có thì chỉ nằm ở dạng bắt đầu triển khai thực hiện trong khi đó thị trường Đà Nẵng còn rất nhiều tiềm năng. Điều quan trọng là siêu thị phải quan tâm nhiều hơn đến chính sách giá cả và chính sách phục vụ khách hàng thì mới có thể thu hút cũng như giữ chân được khách hàng.

d) Đe dọa:

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh, quốc phòng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, tuy nhiên thành phố cũng chưa thực sự là đầu mối để phân phối hàng hoá. Vì vậy, rất nhiều sản phẩm hang hoá tại siêu thị phải tiến hành thu mua tại thành phố HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận nên gây rất nhiều khó khăn cho siêu thị trong vấn đề vận chuyển, tiêu thụ và hạn chế sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp.

Hình thức kinh doanh siêu thị bán lẻ ngày càng bị chia rẽ bởi nhiều đối thủ cạnh tranh như các siêu thị mini Intimex, Bài Thơ…Bên cạnh đó, một đại gia trong lĩnh vực

kinh doanh siêu thị dưới hình thức bán sỉ như Metro đã vào Đà Nẵng, mặc dù bán sỉ nhưng khách hàng mua lẻ vẫn bị thu hút tới đây khá nhiều do Metro định giá khá thấp so với mặt bằng chung. Ngoài ra, siêu thị Coop-Mart của Sài Gòn đang gấp rút xây dựng để có thể đi vào hoạt động trong năm tới hứa hẹn sẽ diễn ra cạnh tranh khốc liệt và nếu không được chuẩn bị đầy đủ, tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng thì Big C sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty cổ phần Cát Vàng (Trang 49)