Tạo động lực làm việc cho nhân viên:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty cổ phần Cát Vàng (Trang 58)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI SIÊU THỊ

c) Tạo động lực làm việc cho nhân viên:

Trong mỗi doanh nghiệp đều quan tâm làm cách nào để nâng cao hiệu suất công việc của người lao động vì đó là cách nhanh nhất để tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Dộng lực là chìa khóa góp phần vào hiệu quả công việc, như vậy hiệu quả công việc được xem như kết quả của khả năng và động lực. Trong đó, khả năng của nhân viên là kiến thức, kinh nghiệm và sự rèn luyện. Nó được tạo ra trong quá trình phấn đấu liên tục và lâu dài. Còn động lực rất dễ có được, việc này nằm trong tầm tay của doạnh nghiệp, động lực bao gồm: công việc ổn định, tự chủ trong công việc, đối xử công bằng, khen thưởng dựa trên hiệu quả công việc…Trong các động lực đó công ty nên chú trọng một số vấn đề chính sau:

Chế độ lương: Mức lương hiện nay của siêu thị ngang bằng với mức lương chung

của thị trường. Tuy nhiên, với tính chất là nghành kinh doanh hàng hó, dịch vụ, đòi hỏi rất nhiều sức lực cũng như trí óc, siêu thị cần có một chế độ lương cụ thể như tăng lương dần dần cho nhân viên khi công việc kinh doanh của siêu thị trên đà phát triển.

Mức lương nên tăng lên khoảng 30% để đối phó với cơn bào lạm phát đang diễn ra như hiện nay.

Tôn trọng nhân viên: Đây là nhu cầu cơ bản của mỗi người, ai cũng muốn được

tôn trọng và tự hào khi đóng góp của mình với siêu thị được công nhận. Chính vì vậy siêu thị cần biểu dương các cá nhân xuất sắc trước tập thể, hoặc hàng tháng tuyên dương một cá nhân xuất sắc. Ngoài ra cũng có cách phê bình nhân viên một cách kín đáo.

Tạo môi trường làm việc thích hợp: Siêu thị cần dành cho nhân viên của mình có

môi trường làm việc tốt nhất để họ làm tốt công việc của mình.

Chăm lo cho nhân viên như người trong gia đình: Ban lãnh đạo công ty cần cởi

mở, trung thực là thật lòng chia sẻ với nhân viên, giúp nhân viên phát triển được khả năng của họ. Siêu thị có thể có nhiều cách để quan tâm đến nhân viên như: vào dịp sinh nhật thì có quà tặng và thiệp chúc mừng, lễ 8/3 hay 20/10 ngoài nhân viên nữ được quà tặng thì nhân viên nữ được tặng quà thì siêu thị cũng nhân có những món quà cho vợ các nhân viên nam đã lập gia đình. Vào các ngày như 1/6 cũng nên có quà cho các nhân viên đã có con, hoặc quà cho con các nhân viên có thành tích học tập xuất sắc…

Khuyến khích vật chất: Siêu thị cần trả công cho nhân viên lao động xứng đáng

với những đóng góp của họ, t ạo cơ hội cho nhân viên làm thêm để tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.

Khuyến khích tinh thần: ngoài việc quan tâm đến vật chất thì siêu thị cũng phải

chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân viên. Hằng năm cần tổ chức các buổi đi nghỉ mát, du lịch….Các dịp lễ tết cần có các buổi liên hoan, gặp gỡ nhân viên, để các nhân viên tiếp xúc với nhau…Những việc này có thể giúp họ giải tỏa được những bức xúc, tâm lý nhân viên được giải tỏa từ đó hoàn thành tốt các công việc được giao.

Mở rộng quyền hạn cho nhân viên: Công ty nên tin tưởng và khuyến khích nhân

viên ở mọi vị trí có quyền tự do lựa chọn phương pháp xử lý công việc tốt nhất theo cách của mình. Đây là cách phát huy năng lực thật sự của nhân viên qua đó góp phần làm tăng động lực làm việc cho nhân viên. Ngoài ra công ty cũng nên kèm cặp và khuyến khích nhân viên để trở thành những nhân viên tốt nhất.

Phát huy tinh thần làm việc theo nhóm: là phù hợp với xu thế hiện nay. Mỗi khi

các nhân viên dều hiểu được rằng các khó khăn cũng như thành công là của cả công ty, chứ không phải của riêng cá nhân nào. Khi đó sẽ ít xảy ra các tranh chấp giữa các nhân viên với nhau, xóa bỏ được tâm lý chủ nghĩa cá nhân trong tâm trí họ. Công việc này là của ban lãnh đạo công ty và họ phải xây dựng được các nhóm làm việc với nhau vì mục đích chung của toàn công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty cổ phần Cát Vàng (Trang 58)