Một số kiến nghị đối với Luật thuế GTGT và các văn bản

Một phần của tài liệu Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 87)

dẫn thi hành

Về phƣơng pháp tính thuế GTGT:

Từ những bất cập nêu trên của việc áp dụng hai phƣơng pháp tính thuế GTGT, phƣơng pháp khấu trừ thuế và phƣơng pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT, chúng tôi kiến nghị nên nghiên cứu áp dụng thống nhất một phƣơng pháp trong tính thuế GTGT là phƣơng pháp khấu trừ thuế GTGT. Bởi lẽ, điều này trái với bản chất của thuế GTGT là thuế gián thu liên hoàn và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Nếu pháp luật thuế GTGT xác định ngƣỡng doanh thu chịu thuế thì phƣơng pháp tính thuế trực tiếp sẽ không có cơ sở tồn tại.

Về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT:

Quy định về khấu trừ thuế phải làm sao để bảo đảm tính liên hoàn, trung lập, kinh tế cao của thuế GTGT. Các đối tƣợng nộp thuế thƣờng lợi dụng cơ chế khấu trừ thuế nhằm lẩn tránh nghĩa vụ nộp thuế GTGT. Vì vậy, việc quy định về các điều kiện để đƣợc khấu trừ thuế GTGT đầu vào là rất cần thiết. Đặc biệt, cần có điều kiện về chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá dịch vụ mua vào, trừ các trƣờng hợp đặc biệt và hàng hoá dịch vụ mua từng lần có giá trị thấp. Thêm vào đó, nên làm rõ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở mức bao nhiêu thì mới cần thiết phải có chứng từ qua ngân hàng và đòi hỏi phải có các hoạt động đầu tƣ sản xuất, kinh doanh phải có thực trên thực tế,bởi lẽ trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, việc mua bán khống hàng hoá nhằm mục đích rửa tiền là câu chuyện vẫn xảy ra.

Hiện nay, việc xây dựng tiêu chí cơ bản nhằm xác định khi nào thì dịch vụ xuất khẩu đƣợc hƣởng thuế suất GTGT 0% chƣa rõ ràng, do đó gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc muốn đƣợc hƣởng lợi ích của qui định này. Vì vậy, kiến nghị về thuế suất 0% đối với dịch vụ cần phải có qui định cụ thể trong luật thuế GTGT, bởi lẽ việc xuất khẩu dịch vụ rất khó kiểm soát, rất có thể bị lợi dụng để đƣợc hoàn thuế đầu vào khống, làm thất thu ngân sách nhà nƣớc. Luật GTGT nên qui định: Dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% khi thỏa mãn cùng 1 lúc các điều kiện sau: có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với đối tác nước ngoài; Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng; Tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được địa điểm tiêu dùng thì áp dụng thuế suất như đối với tiêu dùng nội địa.

Về tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đầu vào: kiến nghị pháp luật cần có hƣớng dẫn cụ thể hơn về tổng doanh số hàng hóa dịch vụ bán ra để tính tỷ lệ thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ, và không tính doanh thu từ hoạt động tài chính, sử dụng vốn nhƣ tự doanh chứng khoán, lãi tiền gửi ngân hàng, repo chứng khoán của các công ty chứng khoán vào tổng doanh số bán hàng hóa dịch vụ khi thực hiện tính tỷ lệ thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ

Tiết b, khoản 2 Điều 12 Luật thuế GTGT quy định một trong những điều kiện để đƣợc khấu trừ thuế GTGT là: "b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dƣới hai mƣơi triệu đồng". Đề nghị bổ sung thêm trƣờng các trƣờng hợp đƣợc coi là thanh toán qua ngân hàng gồm:

- Ngƣời mua và ngƣời bán thanh toán bù trừ công nợ

- Ngƣời mua chuyển tiền vào tài khoản của ngƣời bán qua bƣu điện; Từ đó, sửa tiết b, khoản 2 Điều 12 nhƣ sau:"b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua

từng lần có giá trị dƣới hai mƣơi triệu đồng. Trƣờng hợp thanh toán bù trừ công nợ có biên bản thanh toán bù trừ và các chứng từ hợp pháp chứng minh; ngƣời mua chuyển tiền vào tài khoản của ngƣời bán qua bƣu điện cũng đƣợc coi là thanh toán qua ngân hàng".

Ngoài ra, Luật thuế GTGT nên thêm quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT là thời điểm xuất hoá đơn đối với hoạt động chuyển giao hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bởi lẽ khi xuất hoá đơn, các hàng hoá, dịch vụ đã đƣợc coi nhƣ chuyển giao, cung ứng cho khách hàng, khách hàng có thể thanh toán ngay hoặc trả chậm tuỳ thuộc vào sự thoả thuận. Thêm vào đó, tại thời điểm xuất hoá đơn, GTGT của hàng hoá, dịch vụ đã đƣợc xác định, do đó nghĩa vụ thuế GTGT mặc nhiên phát sinh.

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng nên xem xét cho hoàn thuế GTGT khi số thuế đầu vào, đầu ra đã đƣợc nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nƣớc mà không chờ doanh thu của hóa đơn đầu ra thu đƣợc tiền đầy đủ.

Về đối tƣợng đƣợc khấu trừ và hoàn thuế GTGT

Phải tôn trọng thuộc tính trung lập của hệ thống thuế hiện đại, tức là hạn chế tối đa các quy định miễn giảm, khấu trừ làm xói mòn những mục tiêu cốt lõi của thuế, dễ gây nên tình trạng trốn, lậu thuế. Đây là một vấn đề nhức nhối của hệ thống thuế trong nền kinh tế chuyển đổi.

- Mở rộng đối tƣợng chịu thuế, thu hẹp diện không chịu thuế GTGT bằng cách chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang diện chịu thuế hoặc loại bỏ một số hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế. Điều này phù hợp với chủ trƣơng của nhà nƣớc hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và cũng là để đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT. Ví dụ, chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sau vào diện chịu thuế:

+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chƣa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thƣờng của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

+ Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

+ Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nƣớc đƣờng phố và khu dân cƣ ; duy trì vƣờn thú, vƣờn hoa, công viên, cây xanh đƣờng phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

+ Duy tu, sửa chữa, xây dựngbằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối vớicác công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tƣợng chính sách xã hội .

+ Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chƣa chế biến theo quy định của Chính phủ.

Bỏ khoản 25 Điều 5 Luật GTGT: “Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lƣơng tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nƣớc” vì khó áp dụng, thiếu tính thực tế.

Về khấu trừ thuế, chúng tôi kiến nghị nên huỷ bỏ qui định về khấu trừ thuế theo tỷ lệ % đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn GTGT. Quy định rõ việc không áp dụng thuế suất 0% đối với một số sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp nội địa cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất.

Luật thuế GTGT hiện hành quy định đối tƣợng không chịu thuế GTGT với 28 nhóm là quá rộng, làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp. Do không chịu thuế nên các đơn vị sản xuất kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế sẽ không đƣợc khấu trừ thuế đầu vào. Mặt khác, nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế thuộc Khoản 28 Điều 4 Luật hiện hành lại đƣợc xác

định trên cơ sở thu nhập của các cá nhân kinh doanh để quy định mức không chịu thuế là chƣa hợp lý. Hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT chỉ nên để các nhóm nhƣ sản phẩm nông nghiệp và một số nguyên liệu đầu vào phục vụ cho lĩnh vực này, dịch vụ giáo dục, y tế, dịch vụ tài chính, hoạt động viện trợ, văn hoá phẩm thiết yếu và hoạt động vận tải hành khách công cộng. Trong quá trình hoàn thiện Luật thuế GTGT, việc loại trừ dần đối tƣợng đƣợc hoàn thuế nhƣ: hoá đơn bán hàng thông thƣờng, hàng hoá nông lâm thuỷ hải sản... lập bảng kê, không có hoá đơn chứng từ v.v... để giảm thiểu các trƣờng hợp gian lận trong hoàn thuế GTGT, đảm bảo đƣợc mục tiêu yêu cầu của việc hoàn thuế, là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc hoàn thuế cũng nhƣ bản chất của việc hoàn thuế, pháp luật thuế GTGT nên có những sửa đổi theo hƣớng thu hẹp các đối tƣợng đƣợc hoàn thuế. Chỉ thực hiện hoàn thuế cho đối tƣợng xuất khẩu hàng hoá dịch vụ và các đối tƣợng là các cơ sở kinh doanh mới thành lập, đầu tƣ mới tài sản cố định. Đối với trƣờng hợp Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào đƣợc khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra nhƣng phải vƣợt một ngƣỡng nhất định nếu số thuế đƣợc hoàn không lớn, tốt nhất nên chuyển lại cho lần khấu trừ sau nhằm tiết kiệm các chi phí hành thu. Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định theo hƣớng giảm đối tƣợng không chịu thuế. Đặc biệt nhóm: Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lƣơng tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ về mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mƣớn lao động. Do áp dụng hai phƣơng pháp tính thuế, phải đƣa nhóm này vào diện không chịu thuế nhƣng việc quy định nhƣ vậy là không phù hợp, thiếu logic vì đối tƣợng

không chịu thuế GTGT lại đƣa mức thu nhập bình quân của ngƣời kinh doanh làm tiêu chí không chịu thuế.

Những trƣờng hợp còn lại nhƣ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, các tổ chức sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức cá nhân nƣớc ngoài để mua hàng hoá dịch vụ tại Việt Nam nên đƣa ra khỏi diện đƣợc hoàn thuế bởi chế định hoàn thuế trong thuế GTGT không kiêm nhiệm chức năng thực hiện chính sách xã hội, chức năng này đƣợc thực hiện thông qua các qui định về thuế suất và các hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT.

“Hoàn thuế trong trƣờng hợp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền” là một qui định thừa, không khả thi, mơ hồ và nên loại bỏ bởi nếu không sẽ dẫn đến trƣờng hợp tuỳ tiện và lạm dụng qui định này. Bởi các quyết định hoàn thuế của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền (Cục thuế hoặc Tổng cục thuế) chỉ đƣợc ban hành khi hội đủ các điều kiện luật định. Không thể có một quyết định hoàn thuế lại căn cứ vào một quyết định hoàn thuế.

Trƣờng hợp đối tƣợng nộp thuế là tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế GTGT nộp thừa thì cơ quan thuế thực hiện việc thoái thu khi quyết toán thuế và đƣợc qui định trong các điều luật về quyết toán thuế mà không nên nằm trong điều khoản về hoàn thuế. Thoái thu khác biệt với hoàn thuế về bản chất, cơ sở pháp lý đồng thời thoái thu khi quyết toán thuế là hiện tƣợng bình thƣờng trong bất kỳ sắc thuế nào khi số tiền tạm nộp lớn hơn số tiền phải nộp sau khi quyết toán thuế hoặc khi có sự nhầm lẫn.

Cuối cùng, cần tiến hành phân loại đối tƣợng khấu trừ, hoàn thuế theo những tiêu chí về sự tình tuân thủ qui định pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế.

Tƣơng ứng với từng đối tƣợng sẽ qui định thời gian xem xét, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế .

Về quy trình, thời hạn khấu trừ và hoàn thuế GTGT

Về quy định thời hạn khấu trừ thuế GTGT, với những bất cập nêu trên, pháp luật cần quy định theo hƣớng không nên hạn chế thời gian doanh nghiệp đƣợc khấu trừ thuế đầu vào. Tuy nhiên, nếu không khống chế thời gian thì khó quản lý chứng từ hạch toán. Do vậy, kiến nghị nới rộng nhƣ thời hạn xử phạt vi phạm về thuế là 5 năm hoặc tối thiểu là 2 năm nhƣ thời hiệu xử lý hành vi vi phạm về hành chính thuế.

Quy trình hoàn thuế đƣợc xây dựng dựa trên luật thuế GTGT. Sửa đổi quy trình hoàn thuế đòi hỏi phải sửa đổi luật thuế GTGT. Trƣớc mắt, cần thực hiện những vấn đề sau:

- Nên xây dựng một qui trình hoàn thuế hợp lý, đặc biệt trong đó phân định nghĩa vụ, trách nhiệm một cách minh bạch, rõ ràng của nhân viên cơ quan thuế trong công tác hoàn thuế. Nên chăng, xây dựng nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân viên cơ quan thuế theo qui trình trách nhiệm của nhân viên ngân hàng khi kiểm tra chứng từ trong thanh toán quốc tế bằng thƣ tín dụng.

- Qui trình hoàn thuế GTGT dựa trên quan điểm doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo cơ chế tự khai báo thuế và tự nộp thuế; doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính trung thực về số thuế đã nộp. Dựa trên quan điểm này thì qui trình hoàn thuế đƣợc xây dựng trên cơ sở hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau. Vấn đề đặt ra là nếu doanh nghiệp vi phạm thì nhà nƣớc phải xử lý, nếu nhà nƣớc không xử lý đƣợc thì đó là trách nhiệm của nhà nƣớc. Luật thuế đã qui định những trƣờng hợp xử phạt, trong đó gian lận thuế GTGT bị phạt từ 1 – 5 lần giá trị gian lận; trốn thuế với số lƣợng lớn hoặc đã bị xử phạt về vi phạm hành chính về thuế mà còn có hành vi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng khác thì

bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhƣ vậy, qui trình hoàn thuế theo cơ chế hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau là phù hợp.

Mặc dù Ngành thuế cũng đã phân loại những đối tƣợng cần thực hiện việc kiểm tra, thanh tra trƣớc, hoàn thuế sau; đối tƣợng cần đƣợc hoàn trƣớc rồi mới kiểm tra, thanh tra sau theo quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, việc thực thi còn nhiều lúng túng và phức tạp, bởi vì việc theo dõi doanh nghiệp hiện nay của Ngành thuế chỉ dựa vào các báo cáo từng thời kỳ do các doanh nghiệp gửi lên, chứ chƣa theo dõi đƣợc các giao dịch của doanh nghiệp. Muốn giải quyết đƣợc tình trạng trên, ngành thuế phải thiết lập đƣợc hệ thống thông tin đến tận các doanh nghiệp đến các ban ngành – quận – huyện, để có thông tin kịp thời về các giao dịch của doanh nghiệp. Từ đó, có thể hạn chế đƣợc tối đa tình trạng gian lận thuế.

- Tiếp tục thay đổi việc hoàn thuế bởi hoàn thuế hợp lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh lại vừa tạo ra hiệu quả đối với ngành thuế trong quá trình hành thu. Chính vì vậy thay đổi việc hoàn thuế cho phù hợp là một yêu cầu cần thiết đối với ngành thuế hiện nay. Nếu nhƣ trƣớc đây, mọi DN đều đƣợc áp dụng theo quy trình hoàn thuế là: Hoàn trƣớc kiểm sau, nay phòng tiến hành phân loại DN thành hai loại để kiểm tra hồ sơ và tiến hành hoàn thuế đối với những DN nào hiện nay đang thực hiện tốt quy định về sổ sách kế toán, chấp hành chính sách thuế tốt không có hành vi vi phạm sẽ đƣợc hoàn thuế theo quy trình hoàn trƣớc kiểm sau. Còn đối với những doanh nghiệp thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ không tốt, đã có hành vi trốn thuế thì sẽ kiểm tra xong rồi mới hoàn thuế (kiểm tra trƣớc-hoàn sau).

Việc phân loại này một mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ hoàn thuế giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi đƣợc số vốn đã bỏ ra đối với những doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)