Sự cần thiết phải hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 39)

Việc phải có các quy định về hoàn thuế GTGT là cần thiết, bởi các lý do sau:

- Hoàn thuế GTGT giúp bảo đảm tính công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế, góp phần buộc các đối tƣợng thuộc diện nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định pháp luật. Và, xét một cách tổng quát thì hoàn thuế GTGT góp phần kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung, kích thích hoạt động xuất khẩu.

- Giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp trong kinh doanh là đối tƣợng nộp thuế. Khi nền kinh tế có sự chuyển đổi thì việc xét hoàn thuế GTGT đã có tác dụng lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi kinh doanh không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

Luật thuế GTGT đƣợc áp dụng đã phát huy đƣợc tính tự giác cao của các doanh nghiệp bởi vì thuế GTGT yêu cầu các đối tƣợng nộp thuế tự khai, tự tính thuế theo đúng quy định. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các chế độ hoá đơn, chứng từ ghi rõ số thuế GTGT đầu vào, đầu ra để cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ xét hoàn thuế cho mình. Cơ chế thị trƣờng

đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất năng động trong kinh doanh, tuy nhiên việc gặp khó khăn trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc hoàn thuế đã đóng góp một phần nhất định tạo điều kiện về tài chính khi các doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, nếu các cơ sở kinh doanh đầu tƣ mở rộng, đầu tƣ chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tƣ đã tính khấu trừ sau 3 tháng mà số thuế chƣa đƣợc khấu trừ vẫn lớn hơn số thuế đã đƣợc khấu trừ thì đƣợc xét hoàn lại số thuế chƣa đƣợc khấu trừ. Việc quy định nhƣ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở kinh doanh trong quá trình đầu tƣ, mở rộng sản xuất, từ đó khuyến khích họ đầu tƣ mở rộng sản xuất phát triển.

- Việc hoàn thuế GTGT còn góp phần khuyến khích xuất khẩu. Điều này đƣợc thể hiện nhƣ sau: Hàng hoá xuất khẩu đƣợc hƣởng thuế suất thuế GTGT là 0% (tức là hoàn thuế đầu vào). Việc thực hiện hoàn thuế này đã góp phần cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với hàng hoá trên thị trƣờng quốc tế. Ngoài ra, việc hoàn thuế GTGT còn thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, phần nào khuyến khích các doanh nghiệp tự giác trong việc tự kê khai, tự tính thuế, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp, buộc họ phải thực hiện đúng quy trình thì mới đƣợc cơ quan có thẩm quyền xét hoàn thuế.

Vốn luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta hiện nay. Để khuyến khích đầu tƣ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nƣớc thực hiện hoàn thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi đƣợc vốn đã ứng trƣớc.

Ví dụ: trong Luật thuế GTGT có quy định đối với cơ sở kinh doanh đầu tƣ mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tƣ, chƣa đi vào hoạt động, chƣa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tƣ từ một năm trở lên sẽ đƣợc xét hoàn thuế đầu vào

theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tƣ đƣợc hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì đƣợc xét hoàn thuế theo từng quý.

- Trả lại số thuế do thay đổi tính chất của việc sử dụng hàng hoá: đối với loại hàng hoá đƣợc sản xuất tại Việt Nam nhƣng không đƣợc tiêu dùng trong nƣớc mà đem xuất khẩu, về mặt nguyên tắc thuế gián thu không điều tiết, do vậy đƣợc hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã trả nằm trong những hàng hoá đó.

Đối với những loại hàng hoá đƣợc mua bằng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài thì đƣợc hoàn số thuế nằm trong giá cả của hàng hoá đó, vì mục đích sử dụng những hàng hoá này mang tính nhân đạo nhƣ cứu giúp đồng bào bị thiên tai, lũ lụt,…

- Thực hiện phát triển kinh tế theo định hƣớng của Nhà nƣớc.

Ví dụ: nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực xuất khẩu, trong Luật thuế GTGT Nhà nƣớc quy định thuế suất bằng 0% đối với loại hàng hoá này, có nghĩa là thuế đầu ra không những không phải đóng mà còn đƣợc hoàn lại toàn bộ số thuế đầu vào nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Trong Luật Thuế xuất nhập khẩu, Nhà nƣớc cho phép hoàn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công cho nƣớc ngoài. Trong Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Nhà nƣớc thực hiện hoàn thuế cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài dùng lợi nhuận để tái đầu tƣ…

- Hoàn thuế GTGT thể hiện tính minh bạch của chính sách thuế gián thu: Có phát sinh thuế GTGT (dƣơng) thì DN phải nộp kịp thời vào NSNN (vì tiền thuế này ngƣời tiêu dùng đã trả cho DN thông qua giá mua). Ngƣợc lại nếu thuế GTGT phát sinh (âm) tức là DN đã bỏ ra nộp thuế khi mua hàng hóa, vật tƣ lớn hơn số thuế đã thu về, thì NSNN phải hoàn trả kịp thời, không chiếm dụng của DN;

Nói tóm lại, việc hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp đã tạo đƣợc rất nhiều thuận lợi trong quá trình kinh doanh, khuyến khích đầu tƣ mở rộng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tạo đƣợc thế mạnh trên thị trƣờng thế giới và thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nƣớc, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện nay, nhất là trong điều kiện chúng ta đã gia nhập vào tổ chức thƣơng mại thế giới. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT ở nƣớc ta hiện nay là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 39)