GTGT
Sau hơn mƣời năm thực hiện, đã có hơn 36.000 đơn vị đề nghị hoàn thuế so với hơn 5 triệu đối tƣợng nộp thuế. Tính đến tháng 8/2010, số thuế thực hoàn hơn 35.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số đối tƣợng đã lợi dụng cơ chế hoàn trƣớc - kiểm sau và việc khấu trừ theo tỷ lệ % nhất định đối với hàng nông sản để chiếm đoạt tiền thuế. Theo thống kê, tiến hành kiểm tra sau khi hoàn thuế với 5.000 đơn vị đã có 2.000 trƣờng hợp vi phạm với số tiền 260 tỷ đồng, và 450 đơn vị vi phạm nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, việc chiếm đoạt tiền thuế thông qua việc hoàn thuế và khấu trừ theo tỷ lệ % đã và đang diễn ra ngày một cách tinh vi.
Từ ngày 1/1/1999, lần đầu tiên cả nƣớc chính thức áp dụng Luật thuế GTGT (Luật số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng ), Ban chỉ đạo ấn hành Luật thuế GTGT của Chính phủ cũng nhƣ của Bộ, ngành, địa phƣơng đã thiết lập đƣờng dây nóng để nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời những vƣớng mắc cảu các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Đã thành lập các tổ xử lý nhanh để kiểm tra, chấn chỉnh các hiện tƣợng ghi chép không đúng hoá đơn, hiện tƣợng lợi dụng nâng giá của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh... cho đến ngày 30/9/2010 tổng số hồ sơ do các doanh nghiệp gởi đến cơ quan thuế đề nghị hoàn là 56.510 bộ, với tổng số tiền thuế đề nghị hoàn là 26.342 tỷ đồng.
Cơ quan thuế các cấp đã kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tại nhiều sở và đã loại trừ 4.272 hồ sơ không đủ căn cứ hoàn thuế: mắc các sai phạm về hành chính thuế hoặc phát hiện có mâu thuẫn về số liệu kê khai xin hoàn thuế,
không đủ độ tin cậy... với số tiền là 3.138 tỷ đồng, bằng 17,4% số tiền đề nghị hoàn.
Đối với các hồ sơ hợp lệ theo quy định: cơ quan thuế đã xử lý hoàn thuế cho 16.341 đơn vị với số tiền hoàn thuế là 14.916 tỷ đồng, trong đó hoàn thuế cho hàng hoá xuất khẩu khoảng 80%. Hoàn thuế cho hàng hoá là nông lâm thuỷ sản chƣa qua chế biến, xuất khẩu qua đƣờng biên giới đất liền khoảng 5 – 7% tổng số tiền hoàn thuế.
Tình hình kiểm tra sau hoàn thuế: cơ quan thuế đã tổ chức kiểm tra sau hoàn thuế đƣợc 3.521 cơ sở xin hoàn thuế, đã phát hiện 2 loại vi phạm: Loại vi phạm hành chính thuế có 1.490 trƣờng hợp với số thuế đƣợc hoàn là 140 tỷ đồng và đã thu hồi 78 tỷ đồng vào NSNN. Số còn lại đang áp dụng nhiều biện pháp để truy thu tiếp. Đây là các sai phạm mang tính chất hành chính. Loại vi phạm nghiêm trọng cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự là trên 300 trƣờng hợp chiếm 0,45% số doanh nghiệp. Nhƣng do không có chức năng điều tra, khởi tố vụ án nhƣ các nƣớc trên thế giới nên cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ cho các cơ quan pháp luật để điều tra khởi tố vụ án. Cơ quan thuế đã phát hiện chuyển sang cho cơ quan điều tra khởi tố hơn 300 hồ sơ với tổng số tiền hơn 400 tỷ đồng. Cơ quan Công an điều tra đã phát hiện 13 hồ sơ với số tiền trên 100 tỷ đồng. Đã kết thúc đƣợc 12 vụ, số tiền thuế vi phạm theo kết quả điều tra khoảng 80 tỷ đồng. Trong số 12 vụ đã kết thúc điều tra đã có 4 vụ án đƣa ra xét xử: tổng số tiền vi phạm xác định là 34,4 tỷ đồng, số tiền đã thu hồi lại cho NSNN là 32,7 tỷ đồng.
Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT đã gặp những bất cập sau đây:
Về đối tượng được hoàn thuế:
Thứ nhất: Quy định về các trƣờng hợp thuộc diện đƣợc hoàn thuế
cụ thể 04 trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế GTGT nhƣng đến văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đó là Nghị định 129/2008/NĐ-CP đã thêm vào 02 trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế GTGT, việc thêm vào này là trái thẩm quyền một cách nghiêm trọng vì Thông tƣ chỉ đƣợc hƣớng dẫn chứ tuyệt đối không đƣợc mở rộng diện hoàn thuế. Đây chính là biểu hiện của hiện tƣợng văn bản dƣới luật hƣớng dẫn luật xa rời, biến dạng luật và không thống nhất giữa các văn bản Luật, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng. Điều này liên quan đến thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực pháp lý của chúng.
Thứ hai: Chúng ta cũng biết rằng, việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
xuất phát từ cách xác định thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Cụ thể số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ. Khi nào tính thuế GTGT đầu ra và hàng hoá, dịch vụ nào chịu thuế GTGT... đã đƣợc quy định cụ thể trong Luật thuế GTGT. Với công thức này, đối tƣợng nộp thuế chỉ đƣợc tiến hành khấu trừ và hoàn thuế GTGT với điều kiện:
- Hàng hoá, dịch vụ bán ra phải là những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Điều đó có nghĩa rằng những hàng hoá, dịch vụ này phải không rơi vào một trong 26 trƣờng hợp đƣợc quy định tại điều 5 Luật thuế GTGT 2008.
- Hàng hoá, dịch vụ mua vào phải là những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và phải gắn liền với quá trình tạo nên hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Nhƣ vậy, theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tƣợng nộp thuế chỉ đƣợc khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định đƣợc số thuế đầu ra và số thuế đầu vào. Về nguyên tắc, nếu đối tƣợng nộp thuế có phát sinh thuế đầu ra nhƣng lại không có thuế đầu vào (hàng hoá, dịch vụ mua vào rơi vào trƣờng hợp không chịu thuế GTGT) thì sẽ không đƣợc khấu trừ thuế vì không xác định đƣợc cơ sở để tiến hành khấu trừ thuế. Trƣờng hợp đối tƣợng nộp thuế
có phát sinh số thuế đầu vào nhƣng lại không có thuế đầu ra (hàng hoá, dịch vụ bán ra không thuộc diện chịu thuế GTGT) thì đối tƣợng nộp thuế cũng không đƣợc hoàn thuế.
Các đối tƣợng đƣợc hoàn thuế GTGT ngày càng đƣợc mở rộng. Nếu nhƣ tại thời điểm ban hành Luật thuế GTGT qui định chỉ có 4 trƣờng hợp hoàn thuế. Cho đến tại thời điểm hiện nay, nhằm tháo gỡ các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật thuế GTGT do các cơ quan hành pháp ban hành, ngày càng mở rộng các đối tƣợng đƣợc hoàn thuế. Chƣa bàn tới thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật và hiệu lực pháp lý của chúng, mà chỉ đề cập đến hiện tƣợng các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành Luật thuế GTGT ngày càng xa bản thân Luật thuế GTGT, làm biến dạng Luật thuế GTGT và tạo điều kiện cho các hành vi gian lận trong hoàn thuế.
Thứ ba: Việc hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn ODA,
các tổ chức sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam là bất hợp lý. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không đảm bảo đƣợc tính pháp lý cũng nhƣ đạo lý. Không thể căn cứ vào nguồn gốc tài chính một cách thuần để xem xét cho hoàn thuế hay không. Mặt khác, chế định hoàn thuế không kiêm chức năng thƣc hiện chính sách xã hội, chức năng này đã đƣợc thực hiện thông qua các quy định về thuế suất và các hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.
Về quy trinh hoàn thuế.
Việc quy định về quy trình hoàn thuế hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều tồn tại, bất cập:
- Việc quy định “hoàn thuế trong trƣờng hợp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có Nhà nƣớc có thầm quyền” là một quy định làm mất định tính thực thi của Luật Thuế GTGT. Bởi, về bản chất đây là quyết định h hành
chính nhà nƣớc, không phải là sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền đƣợc hoàn thuế GTGT của các đối tƣợng nộp thuế. Hơn nữa với quy định này sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền, tuỳ tiện trong quá trình quyết định hoàn thuế và “tình trạng tủy tiện không đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoàn thuế GTGT”[18, 247]
- Trong trƣờng hợp ngành thuế nghi ngờ doanh nghiệp “gian lận thuế GTGT”, cần có thời gian để xác minh thì thời hạn 15 ngày. Việc định lƣợng thời gian xác minh nhƣ vậy là không đủ, bởi vì việc xác minh các hóa đơn mất rất nhiều thời gian, thậm chí không đƣợc cơ quan thuế các địa phƣơng phản hồi. Theo báo cáo của cơ quan thuế thì có khoảng 50% số hồ sơ gởi đi xác minh là đƣợc phản hồi. Trong trƣờng hợp này ngành thuế buộc phải hoàn thuế cho doanh nghiệp. Trên thực tế, do bức xúc với tình trạng NSNN bị rút ruột do gian lận thuế GTGT, hiện nay cơ quan thuế lại chỉ đảm bảo hoàn thuế theo thời hạn 15 ngày trong những trƣờng hợp thanh toán qua ngân hàng, những trƣờng hợp xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới hoặc thanh toán bằng tiền mặt thì ngành thuế không đảm bảo thời hạn 15 ngày. Điều này lại dẫn đến tình trạng vi phạm trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan thuế.
- Việc hoàn thuế GTGT dựa trên những hóa đơn chứng từ đã có, còn tính trung thực của các hoá đơn chứng từ này (đã phát sinh từ 3 tháng trƣớc đó) thì không đƣợc xác minh đầy đủ. Đây là thời gian đủ để các doanh nghiệp thực hiện phi vụ lừa đảo rồi bỏ trốn. Vì vậy, cần phải thực hiện việc kiểm tra, ngăn chặn từ xa chứ không phải chờ đến khi doanh nghiệp xin hoàn thuế GTGT.
- Hiện nay có hai hình thức phổ biến gian lận thuế GTGT để xin hoàn thuế: Thứ nhất, ngụy tạo hồ sơ xuất khẩu. Trƣờng hợp này phải có sự đồng lõa giữa doanh nghiệp và một số cán bộ hải quan cửa khẩu. Hồ sơ xin hoàn thuế phải kèm theo bảng kê chứng từ chứng minh xuất khẩu. Nếu hải quan không xác nhận thì doanh nghiệp không thể nào gian lận và xin hoàn thuế
đƣợc. Thứ hai, ngụy tạo hồ sơ nộp thuế GTGT đầu vào trong trƣờng hợp có hàng hóa thực để xuất khẩu nhƣng không nộp thuế GTGT đầu vào. Trong hai trƣờng hợp này đều nảy sinh vấn đề mua, bán hóa đơn.
- Luật pháp Việt Nam chƣa có những quy định thật cụ thể về nghĩa vụ lập hoá đơn GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị thấp dƣới mức quy định (100.000 đ). Hơn nữa, đối với ngƣời mua là ngƣời tiêu thụ cuối cùng những hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT thì hoàn toàn không có quyền lợi gì trong việc yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ lập hoá đơn. Khi bên bán không thực hiện nghĩa vụ lập hoá đơn thì quyền lợi của Nhà nƣớc bị xâm hại. Vì vậy, Nhà nƣớc cần phải bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách bắt buộc bên bán phải lập hoá đơn.
Với cơ chế chính sách “tiền thoái, hậu kiểm” thực sự tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, giải phóng nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp là đối tƣợng nộp thuế GTGT. Theo thống kê, trung bình hàng năm có khoảng 7000 hồ sơ hoàn thuế trên cả nƣớc. Trong khi đó qui định về thời hạn xem xét hồ sơ hoàn thuế rất chặt, trung bình là trong vòng 15 ngày, nhƣng không quá 30 ngày. Do vậy, một số doanh nghiệp đã gian lận hồ sơ chứng từ giả mạo để chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền hoàn thuế. Việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ không thể thực hiện ngày một ngày hai, đặc biệt trong trƣờng hợp ngƣời bán, ngƣời mua ở địa bàn khác nhau. Để làm tốt điều này chúng ta cần có sự phối hợp tốt hơn giữa cơ quan quản lý các địa phƣơng để quản lý đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng mua hàng, cần có một hệ thống thông tin nối mạng hoàn chỉnh hơn đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao hiện nay.
Hơn nữa, hiện nay theo quy định của pháp luật thời gian hoàn thuế là trong vòng 15 ngày, tối đa là 30 ngày là quá ngắn. Với thời gian này, cơ quan thuế không có đủ thời gian để kiểm tra, thẩm định hồ sơ chứng từ hoàn thuế
nên không thể phát hiện đƣợc những sai phạm lợi dụng khai man của doanh nghiệp.
Về hồ sơ hoàn thuế
Tƣơng ứng với từng đối tƣợng đƣợc hoàn thuế, từng trƣờng hợp hoàn thuế pháp luật yêu cầu các hồ sơ chứng từ khác nhau. Song tính chính xác hợp pháp, hợp lý của các chứng từ thì cơ quan thuế khó có thể kiểm tra ít ra là trong trƣờng hợp hoàn thuế đối với hàng hoá là nông sản thực phẩm xuất khẩu qua các cửa khẩu đƣờng bộ, thanh toán không qua ngân hàng. Xã hội nên chia sẻ, cảm thông với sự quá tải của ngành thuế song cũng không loại trừ những trƣờng hợp cán bộ thuế thông đồng với các doanh nghiệp chấp nhận các chứng từ giả để chia nhau số tiền hoàn thuế.
Về chế độ hoá đơn chứng từ
Hoá đơn chứng từ là vấn đề cốt lõi đặc biệt quan trọng trong thuế GTGT. Nếu xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, chặt chẽ và khả thi về phát hành, sử dụng, lƣu thông hoá đơn là yếu tố quyết định thành công sự vận hành sắc thuế GTGT.
Nhƣ trên đã trình bày, hệ quả của hai phƣơng thức tính thuế GTGT là hai loại hoá đơn chứng từ trong thuế GTGT: hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng (hoá đơn thông thƣờng). Hoá đơn bán hàng chỉ đƣợc sử dụng khấu trừ khống với tỷ lệ 3% giá trị hàng hoá trên hoá đơn, hoá đơn GTGT thì đƣợc khấu trừ toàn bộ. Chính qui định này tạo sự gãy khúc, giảm tính liên thông của thuế GTGT.
Việc gian lận bằng hoá đơn để hoàn thuế là căn bệnh khó tìm thuốc chữa. Để khắc phục hiện tƣợng trên Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp, trong đó yêu cầu doanh nghiệp khi mua hoá đơn phải tiến hành đóng dấu, tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị mình lên từng số hoá đơn ngay tại cơ quan thuế nơi cung cấp hoá đơn. Đồng thời các qui định hƣớng dẫn của Bộ tài chính cũng
qui định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn tự in phải đăng ký mẫu hoá đơn, ký hiệu, số lƣợng, nơi in với Cục thuế tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở và thông báo mẫu hoá đơn đến các cơ quan này để theo dõi, quản lý.
Tuy nhiên, đây chỉ là những nỗ lực từ phía các cơ quan thuế và cũng chỉ dừng lại ở những giải pháp tình thuế. Những giải pháp này không phát huy hết hiệu quả nếu không giải quyết những vấn đề bất cập trong chính các chính sách thuế và pháp luật thuế, đồng thời thiết lập một cơ chế thực hiện pháp luật thuế thật hiệu quả trong đó có sự tham gia của không chỉ riêng cơ quan thuế mà của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh, hệ thống ngân hàng, cơ quan