Khái niệm, đặc điểm hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 34)

Thuế tất yếu ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát triển của Nhà nƣớc nhằm thực hiện hai mục đích chủ yếu là: đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để thực hiện tốt các mục đích này, việc thực thi các hệ thống thuế của mỗi quốc gia cần phải chú trọng tất cả các nội dung và phƣơng diện của công tác quản lý thu nộp thuế. Hoàn thuế chính là một trong những nội dung của công tác này.

Luật thuế GTGT năm 2008 không đƣa ra định nghĩa khái niệm hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên có thể xem xét khái niệm hoàn thuế GTGT dƣới nhiều góc độ khác nhau.

Xét dƣới góc độ nghiệp vụ thu thuế thì hoàn thuế GTGT chỉ đơn thuần là một biện kỹ thuật trong công tác hành thu thuế.

Xét dƣới góc độ kinh tế - tài chính, hoàn thuế GTGT là việc nhà nƣớc trả lại số thuế GTGT mà đối tƣợng nộp thuế đã nộp cho NSNN trong một số trƣờng hợp nhất định đúng bằng với số thuế doanh nghiệp đã nộp trƣớc đó khi doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện luật định [35,76].

Xét dƣới góc độ pháp lý thì hoàn thuế là quyền của đối tƣợng nộp thuế đƣợc nhà nƣớc trả lại một khoản tiền thuế nhất định khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành do luật định: có đơn yêu cầu của đối tƣợng nộp thuế và chứng minh đƣợc mình thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định để đƣợc hoàn thuế. Hơn nữa hoàn thuế GTGT còn là một chế định pháp luật mà nội dung của nó là tập hợp các quy phạm pháp luật quy định về các trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế, điều kiện hoàn thuế, đối tƣợng đƣợc hoàn thuế, thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế và trình tự, thủ tục hoàn thuế.

Đó là các quan điểm về hoàn thuế GTGT dƣới những góc độ khác nhau trong quá trình nghiên cứu khoa học. Mặc dù các văn bản pháp lý không có quy định cụ thể khái niệm hoàn thuế GTGT nhƣng qua thực tiễn pháp lý cho thấy “Hoàn thuế GTGT là việc cơ quan thuế ra quyết định trả lại số tiền thuế GTGT đã nộp vuợt quá của chủ thể nộp thuế”[38,93]. Hay nói khác đi hoàn thuế GTGT là việc nhà nƣớc trả lại số thuế GTGT mà đối tƣợng nộp thuế đã nộp cho Ngân sách nhà nƣớc trong một số trƣờng hợp nhất định. Cụ thể hơn hoàn thuế GTGT là việc Ngân sách nhà nƣớc trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chƣa đƣợc khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trƣờng hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.[35,75]. Với quy định về hoàn thuế GTGT, Nhà nƣớc thực hiện việc hoàn thuế GTGT nhằm giải quyết mục đích khác nhau trong từng giai đoạn. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, hoàn thuế là việc doanh nghiệp nhận lại số tiền thuế ứng trƣớc từ phía Nhà nƣớc. Hay nói khác đi, hoàn thuế là một công đoạn trong quy trình quản lý thu thuế của cơ quan thuế.

Hoàn thuế GTGT có những đặc điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, chủ thể đƣợc hoàn thuế GTGT là những đối tƣợng nộp thuế GTGT theo quy định của

pháp luật. Chỉ có những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT mới là đối tƣợng đƣợc hoàn thuế. Hơn nữa, thực chất của việc hoàn thuế là việc nhà nƣớc trả lại đối tƣợng nộp thuế một khoản tiền thuế tƣơng ứng với số tiền thuế mà chủ thể đó đã nộp thừa. Nhƣ vậy, cá nhân, tổ chức thuộc diện nộp thuế GTGT mà chƣa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cũng không có quyền yêu cầu hoàn thuế GTGT. Thứ hai, hoàn thuế GTGT là một thủ tục pháp lý đặc biệt do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện nhằm hoàn trả lại cho tổ chức, cá nhân một khoản tiền thuế mà họ đã nộp thừa vào NSNN nhƣng không có căn cứ pháp lý. Về bản chất hoàn thuế đƣợc thực hiện bằng một quyết định hành chính của cơ quan thuế có thẩm quyền, ra quyết định hoàn trả lại cho chủ thể nộp thuế GTGT một khoản tiền thuế nhất định. Quyết định đƣợc ban hành khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn. Thứ ba, căn cứ để đƣợc xét và chấp nhận cho hoàn thuế GTGT là bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT. Hồ sơ hoàn thuế GTGT do chính chủ thể nộp thuế GTGT lập theo đúng các quy định của pháp luật nhằm chứng minh sự thỏa mãn các điều kiện để đƣợc xét và chấp nhận hoàn thuế. Ngoài ra, đặc điểm của hoàn thuế GTGT còn đƣợc thể hiện dƣới hai góc độ: Hoàn thuế GTGT với tƣ cách là một quyền của ngƣời nộp thuế và Hoàn thuế GTGT với tƣ cách là một quan hệ pháp luật. Với tƣ cách là một quyền của ngƣời nộp thuế, bao gồm quyền pháp lý của đối tƣợng nộp thuế xuất hiện trên cở sở yếu tố luật định một cách khách quan và quyền chủ thể khi đƣợc phép thực hiện một số hành vi nhất định. Quyền pháp lý này xuất hiện khi nó đƣợc pháp luật quy định, đảm bảo và cũng trên cơ sở luật định, cơ quan thuế có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế. Quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế chỉ mang tính chất tuyên bố, xác nhận quyền pháp lý của chủ thể chứ không thể hiểu rằng quyền hoàn thuế xuất hiện trên cở sở quyết định hoàn thuế. Dƣới giác độ là quyền chủ thể, các

đối tƣợng thuộc diện hoàn thuế đƣợc thực hiện một số hành vi nhất định, tính công bằng của thuế GTGT hay của chế định hoàn thuế GTGT thể hiện đƣợc quyền của các chủ thể nộp thuế. Đây có thể coi là một trong những quyền kinh tế của chủ thể nộp thuế. Nộp thuế GTGT là nghĩa vụ bắt buộc của mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế nhƣng khi các chủ thể này thực hiện nghĩa vụ của mình mà phát hiện có những khoản thuế đã nộp thừa và NSNN thì có quyền nộp đơn yêu cầu đƣợc hoàn trả lại số tiền thuế đã nộp thừa trƣớc đó tới cơ quan thuế có thẩm quyền, quyền khiếu kiện hành chính khi cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế không đúng hoặc không kịp thời. Nhƣng đây lại là một quyền dân sự của chủ thể nộp thuế, do vậy có hay không có sự kiện hoàn thuế thì trƣớc hết chủ thể muốn đƣợc hoàn thuế phải thể hiện ý chí của mình thông qua đơn yêu cầu. Hoàn thuế GTGT song song với quyền của chủ thể nộp thuế thì cũng là nghĩa vụ của cơ quan thuế có thẩm quyền đã đƣợc pháp luật quy định: tiếp nhận hồ sơ xin hoàn thuế GTGT, kiểm tra hồ sơ xin hoàn thuế GTGT, xác định số thuế đƣợc hoàn cho các đối tƣợng xin đƣợc hoàn thuế GTGT…Còn với tƣ cách là một quan hệ pháp luật thì quan hệ pháp luật về hoàn thuế GTGT điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là nhà nƣớc (đại diện là các cơ quan thuế có thẩm quyền) với một bên là chủ thể yêu cầu đƣợc hoàn thuế thông qua các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT và sự kiện pháp lý là có đơn yêu cầu hoàn thuế của cá nhân, tổ chức có quyền này. Nội dung của quan hệ pháp luật này là các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật về hoàn thuế. Khách thể hƣớng tới của quan hệ này chính là những gì mà các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ này mong muốn đạt đƣợc: đối với cơ quan thuế, đó là mục đích thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc ủy quyền cho, đảm bảo đƣợc tính công bằng, bình đẳng, pháp chế XHCN, nâng cao ý thức pháp luật của mọi đối tƣợng trong xã hội khi tham gia vào quan hệ pháp luật về thuế nói chung.

Còn đối với các chủ thể nộp thuế thì đó là nhằm bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình, nói đơn giản đó là lấy lại đƣợc số tiền thuế mà họ đã nộp thừa vào NSNN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 34)