Về kiểm tra sau hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 57)

Kiểm tra sau hoàn thuế là công tác kiểm tra sau khi đã hoàn thuế cho đối tƣợng nộp thuế. Hiện nay hiện tƣợng “rút ruột” NSNN đã trở thành hiện tƣợng phổ biến. Nhiều đơn vị đã dùng mọi thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn để đƣợc hoàn thuế. Mặc dù cơ quan thuế cũng đã có những biện pháp kiểm tra rất chặt chẽ trƣớc khi hoàn thuế cho đối tƣợng nộp thuế. Nhƣng do sơ

suất, thiếu sót, cho nên vẫn còn nhiều đơn vị đã chót lọt và thu đƣợc số tiền khá lớn từ ngân sách nhà nƣớc. Chính vì tình trạng này mà buộc phải có công tác kiểm tra sau hoàn thuế để hạn chế tình trạng gian lận trong hoàn thuế. Công tác này có thể đƣợc thực hiện bởi đội ngũ thanh tra thuế, cơ quan kiểm toán hoặc cũng có thể do trực tiếp đội ngũ cán bộ thuế thực hiện và họ thƣờng thanh tra dƣới hình thức là đối chiếu xác minh lại hoá đơn, chứng từ đơn vị xin hoàn trƣớc đây với điều tra thực tế, tuy nhiên trong thực tế hiện nay công tác này đƣợc thực hiện chƣa nhiều ở các cơ quan thuế và tốc độ tiến hành còn chậm.

Hiện nay, việc kiếm tra sau hoàn thuế đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại các văn bản: Công văn số 699/TCT-KK Về việc kiểm tra hoàn thuế ngày 03 tháng 03 năm 2011 của Tổng Cục thuế; Công văn số 3933/TCT-KK ngày 07/10/2010 của Tổng cục Thuế về thực hiện quy trình hoàn thuế 1458; Theo Quyết định của Tổng cục Thuế số 1458/QĐ-TCT ngày 14/10/2009, theo đó công tác kiểm tra sau hoàn thuế GTGT đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc kiếm tra sau hoàn thuế:

- Bộ phận giải quyết hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau, hàng tháng gửi danh sách hồ sơ (do bộ phận giải quyết) đã có Lệnh hoàn trả đến bộ phận kiểm tra sau hoàn thuế (trƣờng hợp ứng dụng tin học đã hỗ trợ theo dõi phân loại hồ sơ hoàn thuế và lệnh hoàn trả ngay trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế thì không phải thực hiện nội dung này).

- Bộ phận kiểm tra sau hoàn thuế: căn cứ danh sách các hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau đã có lệnh hoàn trả (trƣờng hợp ứng dụng tin học đã hỗ trợ thì kiểm tra trên ứng dụng) để thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định. Trƣờng hợp cần kiểm tra cụ thể hồ sơ thì yêu cầu bộ phận giải quyết hồ sơ cung cấp (có ký giao, nhận) hồ sơ hoàn thuế có liên quan.

- Trƣờng hợp kiểm tra sau hoàn thuế xác định có số thuế không đủ điều kiện đƣợc hoàn thuế thì Bộ phận kiểm tra sau hoàn thuế trình thủ trƣởng CQT quyết định thu hồi số thuế đã hoàn và xử phạt theo quy định.

- Trƣờng hợp cần phải thanh tra: Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế có liên quan trình lãnh đạo CQT phê duyệt giao Phòng Thanh tra thuộc Cục Thuế thực hiện thanh tra theo quy định.

Nội dung chủ yếu của kiếm tra sau hoàn thuế:

- Thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế 100% hồ sơ của ngƣời nộp thuế đang báo cáo kết quả kinh doanh lỗ; lỗ nhiều năm liên tục; số lỗ vƣợt quá vốn điều lệ đã đăng ký nhƣng vẫn đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh;

- Doanh nghiệp kinh doanh nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ có tỷ lệ doanh thu từ hoạt động kinh doanh thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn so với tổng doanh thu của ngƣời nộp thuế;

- Doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhiều lần, số tiền hoàn thuế lớn. - Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thƣơng mại thuần tuý.

- Ngƣời nộp thuế đã có hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn nhƣng chƣa đến mức bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời gian một năm trƣớc khi đề nghị hoàn thuế.

Trình tự thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế:

Đối với doanh nghiệp đƣợc hoàn thuế trƣớc kiểm tra sau, cơ quan thuế phải tổ chức kiểm tra sau hoàn thuế theo chế độ quy định. Số lƣợng hồ sơ đã giải quyết hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau phải kiểm tra sau hoàn (bao gồm cả trƣờng hợp cơ quan thuế kết hợp kiểm tra số thuế đã hoàn trong thanh tra thuế) trong năm không dƣới 50% (năm mƣơi phần trăm), trong đó phải kiểm tra sau hoàn 100% (một trăm phần trăm) đối với hồ sơ hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau của doanh nghiệp đang báo cáo kết quả kinh doanh lỗ; Số 50% hồ sơ

đã giải quyết hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau còn lại đƣợc kiểm tra sau hoàn trong năm tiếp theo.

- Hàng tháng, các Cục Thuế, Chi cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp Báo cáo chi tiết kết quả kiểm tra sau hoàn thuế và Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra sau hoàn thuế của toàn cơ quan thuế.

Chi cục Thuế, Cục Thuế gửi các báo cáo nêu trên bằng văn bản về cơ quan thuế cấp trên trực tiếp:

+ Chi cục Thuế gửi các báo cáo về Cục Thuế trƣớc ngày 15 của tháng sau kỳ báo cáo;

+ Cục Thuế gửi Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra sau hoàn thuế bằng văn bản về Tổng cục

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thuế GTGT ra đời thay thế thuế doanh thu là bƣớc tiến của xã hội hiện đại trong việc điều tiết tiêu dùng xã hội. Sau khi xuất hiện, thuế GTGT đã khẳng định đƣợc vị trí của một sắc thuế gián thu đánh trên bình diện rộng. Với các đặc tính đánh thuế trên GTGT thêm của hàng hóa, dịch vụ, tính liên hoàn, trung lập kinh tế cao và chế độ hóa đơn, chứng từ hoàn chỉnh, thuế GTGT đã góp phần khắc phục nhƣợc điểm “trùng lặp thuế”, kích thích đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa…

Luận văn nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về thuế GTGT, khấu trừ và hoàn thuế GTGT, những nội dung chủ yếu của pháp luật hiện hành về khấu trừ, hoàn thuế GTGT.

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2.1. Thực tiễn áp dụng và những bất cập của pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Thực tiễn áp dụng và những bất cập của pháp luật về khấu trừ GTGT GTGT

Thuế GTGT sau hơn 10 năm thực hiện, đã chứng tỏ là một sắc thuế quan trọng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất - khoảng 20% tổng thu ngân sách. Cùng với các sắc thuế khác, thuế GTGT đã góp phần hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nƣớc, đảm bảo nhu cầu chi thƣờng xuyên của đất nƣớc.Thuế GTGT là một sắc thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ. Theo phƣơng pháp khấu trừ, thuế GTGT phải nộp của khâu sau đƣợc khấu trừ phần thuế đã nộp ở khâu trƣớc. Do vậy, khấu trừ là một đặc trƣng cơ bản của thuế GTGT. Nói một cách khác, bỏ khấu trừ thì thuế GTGT mất đi thuộc tính vốn có của nó, lúc bấy giờ thuế GTGT không còn có ý nghĩa tồn tại. “Theo Luật thuế GTGT, đối với hàng hoá xuất khẩu chịu thuế suất là 0% và đƣợc khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đây là một chủ trƣơng nhằm khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc”[17,2]. Để đƣợc hoàn thuế, doanh nghiệp phải có đầy đủ các hoá đơn hợp pháp. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của nền kinh tế nƣớc ta, những trƣờng hợp mua hàng là nông, lâm, thuỷ sản chƣa qua chế biến của ngƣời sản xuất không có hoá đơn đƣợc khấu trừ theo tỷ lệ tính trên giá trị theo bảng kê. Ngoài ra, ta cũng ban hành cơ chế hoàn trƣớc - kiểm sau, nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp.

Theo một thống kê chƣa đầy đủ của Bộ Tài chính, tính đến ngày 27.11.2010, trong 58/64 tỉnh thành phố có tới 1.878 đơn vị kinh doanh bỏ

trốn, nghỉ, không thanh quyết toán hoá đơn. Số lƣợng hoá đơn mà các đơn vị này "ẵm" theo lên tới 58.669 hoá đơn GTGT loại đƣợc khấu trừ thuế (chiếm 76%), 21.225 hoá đơn GTGT trực tiếp và 6.268 hoá đơn GTGT loại cũ. Hành vi của các đối tƣợng này nhằm mục đích sử dụng hóa đơn để đƣợc khấu trừ thuế GTGT một cách bất hợp pháp. [25,4].

Hiện nay, vấn đề khấu trừ thuế đƣợc điều chỉnh thông qua các văn bản: Luật thuế GTGT 2008; Luật Quản lý thuế 2006; Nghị định số 85/2007/NĐ- CP; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP; Thông tƣ số 129/2008/TT-BTC; Thông tƣ số 28 /2011/TT-BTC; Nghị định của Chính phủ số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định của Chính phủ số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ….

Trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế GTGT nói chung và pháp luật về khấu trừ thuế GTGT nói riêng đã cho thấy pháp luật còn nhiều tồn tại, bất cập, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phương pháp khấu trừ thuế:

Việc áp dụng hai phƣơng thức tính thuế nhƣ trên là xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội của nƣớc ta. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bất cập khác trong việc thực thi pháp luật thuế GTGT trong thời gian qua trong đó có cả gian lận trong hoàn thuế.

Thứ nhất: Theo pháp luật thuế GTGT hiện hành, chỉ khi những đơn vị

nào nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ mua hàng hoá, dịch vụ của những đơn vị cũng nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ và có lập hoá đơn

GTGT hợp pháp thì mới có khả năng đƣợc khấu trừ thuế đầu vào một cách chính xác số thuế GTGT thực tế phát sinh theo đúng bản chất của thuế GTGT (tên gọi thuế GTGT chỉ đúng duy nhất trong trƣờng hợp này). Những trƣờng hợp khác còn lại, tức đơn vị nộp thuế theo phƣơng thức khấu trừ mua hàng hoá của đơn vị nộp thuế theo phƣơng thức trực tiếp, hoá đơn đầu vào hợp pháp nhƣng không là hoá đơn GTGT mà là hoá đơn bán hàng, thì đối tƣợng nộp thuế không đƣợc khấu trừ hoặc chỉ khấu trừ theo một tỷ lệ ấn định mang tính chủ quan. Một khi là sự ấn định chủ quan thì không phản ánh đƣợc phần giá trị tăng thêm thực tế để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp, vì vậy trƣờng hợp này đi ngƣợc lại bản chất thuế GTGT mà thực chất chỉ là một phiên bản của thuế doanh thu. Trong khi đó đối với những trƣờng hợp mua hàng là nông sản thực phẩm chƣa qua chế biến không có hoá đơn chứng từ mà chỉ cần bảng kê khai (hầu nhƣ không có giá trị pháp lý) thì đƣợc khấu trừ khống theo tỷ lệ nhất định. Một thực tế trớ trêu là số thuế đầu vào không có thật thì đƣợc khấu trừ còn số thuế đầu vào có thật thì không đƣợc khấu trừ hoặc chỉ khấu trừ một phần. Quan niệm rằng: mọi chủ thể kinh doanh đều phải đƣợc bình đẳng, tức là nếu khi mua hàng họ phải tạm nộp thuế GTGT thì họ phải đƣợc khấu trừ, hoàn thuế.

Thứ hai: Cách khấu trừ khống thuế đầu vào đối với hàng nông sản thực

phẩm chƣa qua chế biến mà chúng ta đã áp dụng và đang áp dụng (mặc dù tỷ lệ % khấu trừ khống theo những qui định mới sửa đổi có giảm đi nhiều) là không khoa học dƣới giác độ lý luận lẫn thực tiễn. Qui định này là mảnh đất màu mỡ cho các gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Có thể mục đích ban đầu của qui định khấu trừ khống là đúng đắn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế song thực tế đã bị lợi dụng để trục lợi. Hiện nay, Bộ Tài chính đã có những sửa đổi thích hợp trong qui định về khấu trừ đối với hàng hoá nông

sản thực phẩm của nông dân chƣa qua chế biến, song đây chỉ là các giải pháp mang tính tính thuế, chắp vá.

Thứ ba: Hiện nay, có ý kiến cho rằng áp dụng 2 phƣơng pháp tính thuế

dẫn đến hai "sân chơi", không đảm bảo công bằng giữa đối tƣợng nộp thuế theo 2 phƣơng pháp khác nhau. Thực ra khi áp dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ quy định hiện hành thì sẽ có những hạn chế và bất hợp lý, gây ra sự không thống nhất về giá tính thuế, đối với phƣơng pháp khấu trừ thì giá là giá chƣa có thuế GTGT, còn phƣơng pháp trực tiếp là giá đã có thuế GTGT, điều này làm cho tính liên hoàn của thuế GTGT bị đứt đoạn, không công bằng giữa các địa bàn tỉnh. Do quy định Cục thuế tỉnh xác định tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế, dẫn đến mỗi tỉnh ban hành một biểu tỷ lệ thuế suất riêng không thống nhất trong cả nƣớc. Điều này làm mất đi ý nghĩa của thuế GTGT vì đối tƣợng nộp thuế trong trƣờng hợp này không quan tâm đến tỷ lệ GTGT trên doanh thu mà họ chỉ quan tâm đến doanh thu và số thuế phải nộp.

Ngoài ra, tính thuế theo phƣơng pháp trực tiếp không khắc phục đƣợc hiện tƣợng trùng thuế vốn là ƣu điểm nổi bật của thuế GTGT. Theo công thức của phƣơng pháp trực tiếp thì giá bán và giá vốn của hàng hóa đều đã là giá có thuế GTGT, trong trƣờng hợp nếu doanh số bán ra lớn hơn giá vốn (thƣờng phổ biến) thì phần chênh lệch đã bị đánh trùng thuế. Việc áp dụng đồng thời phƣơng pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng bên cạnh phƣơng pháp khấu trừ là để phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam: Hiện nay có trên hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh với quy mô nhỏ, trình độ quản lý kinh doanh và hạch toán thấp, chƣa có đủ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, số thuế GTGT nộp của đối tƣợng này chỉ chiếm gần 20% tổng số thu về thuế GTGT. Và đây cũng là biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, phƣơng pháp này vẫn không tránh khỏi những hạn chế vốn có của nó.

Về đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế:

Điều 3 Luật VAT qui định: “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tƣợng quy định tại Điều 5 của Luật này”. Vậy về nguyên tắc, mọi hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam là đối tƣợng chịu thuế VAT. Điều này rất cần thiết để đảm bảo tính liên hoàn của thuế VAT. Việc giảm thuế VAT thƣờng không đƣợc đặt ra bởi nếu giảm thuế sẽ không đảm bảo tính liên hoàn nêu trên cũng nhƣ tính trung lập kinh tế của thuế VAT. Tuy nhiên, bất kỳ một quốc gia nào khi xem xét ban hành Luật VAT cũng đều tính tới ngoại lệ trong đối tƣợng chịu thuế, bởi lẽ xuất phát từ yêu cầu phải thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nhất định. Chính vì vậy, hiện nay theo Luật VAT có 25 đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế VAT. Đây là những hàng hóa, dịch vụ mang tính thiết yếu, phục vụ cho đời sống nhân dân, không mang tính chất kinh doanh hoặc là những hàng hóa, dịch vụ đƣợc nhập khẩu vì mục tiêu nhân đạo, hàng hóa, dịch vụ của các ngành cần khuyến khích phát triển (nhƣ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm muối), hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm (dịch vụ tín dụng, kinh daonh chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm vật nuôi…), hàng hóa mang tính chất phụ vụ nhu cầu đặc biệt của Nhà nƣớc cần bảo mật (vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an

Một phần của tài liệu Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 57)