GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Hoạt động 1 Xác định chủđề

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 180)

- Giáo viên và học sinh thảo luận để xây dựng các chủ đề. Có thể xây dựng các chủđề sau:

+ Chủ đề 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

+ Chủđề 2: Tìm hiểu vềđặc điểm dân cư – xã hội của địa phương. + Chủđề 3: Tìm hiểu về các đặc điểm kinh tế của địa phương

Sau khi xác định các chủ đề, học sinh cùng sở thích có thể tìm hiểu một chủ đề. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng có chủđề nhiều học sinh, chủđề ít học sinh.

Hoạt động 2. Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc

- Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên, các nhóm cùng thảo luận về chủđề đã lựa chọn, phác thảo đề cương nghiên cứu.

Ví dụ:

+ Chủ đề 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

 Các địa phương giáp ranh.

Địa hình : các dạng chủ yếu và sự phân bố, ý nghĩa kinh tế.

 Khí hậu : nhiệt độ trung bình, cao, thấp nhất ; mùa, hướng gió chính ; mưa.  Thuỷ văn : sông, hồ, nước ngầm và ý nghĩa kinh tế.

Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. + Chủđề 2: Tìm hiểu vềđặc điểm dân cư – xã hội của địa phương.

Đặc điểm dân cư : số dân, sự gia tăng, cơ cấu dân số, phân bố dân cư; thành phần dân tộc…

 Những thuận lợi, khó khăn của dân cư và lao động trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

 Giải pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cưđịa phương.

+ Chủđề 3: Tìm hiểu các đặc điểm kinh tế của địa phương

 Ngành kinh tế có nhiều người tham gia, đưa lại nhiều thu nhập cho địa phương.  Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếđịa phương (theo ngành, theo thành phần kinh tế)  Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tếđịa phương

- Giáo viên và học sinh các nhóm cùng xác định các nguồn tài liệu cần khai thác và nơi có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu để thực hiện dự án: thư viện (sách, báo, tạp chí), Internet, thực tế....

Giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu... Với tài liệu sách, báo in cần ghi rõ: Tên, tác giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu. Lưu ý với tài liệu khai thác trên Internet cần ghi rõ ngày của bài báo...

- Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

Có thể phân công theo hai cách: phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tập hợp tư liệu theo từng loại (bản văn, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê...) hoặc phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tổng hợp thông tin theo nội dung của đề cương.

Hoạt động 3.Thực hiện dự án

Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Dự kiến kế hoạch thực hiện (4 tuần)

Thời gian Công việc

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Tìm kiếm và thu thập tài liệu X

Phân tích và xử lí thông tin X

Viết báo cáo X

Trình bày sản phẩm X

- Thu thập tài liệu: Việc thu thập tài liệu sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các hoạt động thu thập tài liệu: tìm tài liệu, khảo sát thực tế, phỏng vấn... Giáo viên hỗ trợđể học sinh khai thác tài liệu có hiệu quả. Yêu cầu của việc thu thập tài liệu là phải giúp làm rõ được nội dung của chủđề của nhóm.

- Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi để làm rõ vấn đề

cần nghiên cứu.

- Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày trước lớp. Viết báo cáo theo cấu trúc đề cương đã thảo luận (có thể chỉnh sửa), bổ sung lược đồ, bảng biểu, tranh ảnh, ghi âm,... để bản báo cáo phong phú.

Hoạt động 4.Giới thiệu sản phẩm trước lớp

- Sản phẩm gồm có: báo cáo bằng văn bản và bài thuyết trình của nhóm. - Mỗi nhóm cử một đại diện lên thuyết trình về chủđề của nhóm.

- Các nhóm cùng thảo luận để xây dựng một bản báo cáo tổng hợp vềđặc điểm địa lí địa phương mình đang sinh sống.

Hoạt động 5. Đánh giá

- Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm được tựđánh giá và đánh giá lẫn nhau về sản phẩm của dự án.

- Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Tự Ân – Mô hình trường học mới tại Việt Nam, hỏi – đáp, NXB Giáo dục Việt Nam

2. Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

3. Công văn số 7162/BGDĐT- GDTrH ngày 10/12/2014 về việc đánh giá kết quả

bước đầu thực nghiệm mô hình VNEN cấp THCS.

4. Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc dạy học thông qua di sản.

5. Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác.

7. Công văn số số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng./.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)