III. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM
c) Hoạt động luyện tập
- Mục đích của hoạt động này là giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được. Giáo viên sẽ yêu cầu HS làm các “bài tập“ cụ thể giống như “bài tập“ trong bước hình thành kiến thức để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tảđúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Nội dung: Đây là những hoạt động củng cố kiến thức, kĩ năng đã được học bao gồm những nhiệm vụ như trình bày, viết văn, bài thực hành tạo ra tư duy chặt chẽ; yêu cầu HS phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể; giúp cho HS thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp. Ví dụ như phải đối chiếu, so sánh giữa kinh nghiệm (hoạt động 1) và kiến thức khoa học (hoạt động 2); làm các bài báo cáo (powerpoint hay poster) về các kiến thức khoa học trong bài…
- Phương thức hoạt động: HS có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành… Đầu tiên nên cho HS hoạt
động cá nhân để các em hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có đóng góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Sau đó cho HS hoạt động nhóm để trao đổi chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó các em có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả
hơn. Kết thúc hoạt động này HS sẽ trao đổi với GV để được bổ sung, uốn nắn những nội dung chưa đúng.
- Đánh giá: Thông qua hoạt động này, đánh giá được kiến thức, kĩ năng, sự vận dụng kiến thức kĩ năng vào bài tập cụ thể. Nếu HS chưa đạt cần có kế hoạch bồi dưỡng thêm.
Ví dụ 1: Bài Văn Lang Âu Lạc (Lịch sử) GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập sau:
1.Em hãy vẽ sơđồ tổ chức nhà nước Văn Lang và Âu Lạc và nêu nhận xét.
- Với yêu cầu này GV cho HS làm việc cá nhân sau đó báo cáo kết quả làm việc. - Sau đó dựa trên sơ đồ đã được vẽ HS nhận xét về tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
2. Mô tả lại thành Cổ Loa. Nêu nét độc đáo của thành.
Với việc mô tả thành Cổ Loa GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và những hình ảnh về
thành Cổ Loa để mô tả. Sau đó, dựa vào việc mô tảđể nhận nét những nét độc đáo của thành Cổ Loa.
3. Lập bảng thống kê về nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc theo yêu cầu sau:
Nội dung Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Hoàn cảnh ra đời Tổ chức nhà nước Sự sụp đổ
GV làm việc cá nhân hướng dẫn HS dựa vào nội dung kiến thức bài học lập bảng thống kê về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc nhằm hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
Sau khi cá nhân HS trao đổi cặp đôi hoặc nhóm để sửa lỗi sai, bổ sung hoàn thiện. Kết thúc hoạt động luyện tập với 3 yêu cầu trên HS trao đổi với GV, GV hướng dẫn HS bổ sung, sửa chữa, hoàn thiên những nội dung chưa đúng.
Ví dụ 2: Bài Khí áp và các loại gió (Địa lý)
Để giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được, tài liệu HDH yêu cầu HS vẽ hình tròn, trên hình tròn đó thể hiện được các vĩ độ 00, 300, 600, 900, việc xác
của các loại gió dựa vào các đai khí áp, sau đó HS dùng các kí hiệu mũi tên để biểu hiện hướng chuyển động của các loại gió đó. HĐ này được thực hiện cá nhân, mỗi cá nhân huy động kiến thức đã được học trong bài và hoàn thành bài tập, sau khi hoàn thành cá nhân, HS trao đổi so sánh kết quả với bạn bên cạnh để đánh giá sản phẩm của mình. Như vậy, việc hoàn thành bài tập luyện tập giúp cho HS nắm vững kiến thức, rèn luyện
được kĩ năng và hình thành nội dung bài học thông qua biểu tượng địa lí.