IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
b) Một số kĩ thuật chính sử dụng trong đánh giá quá trình
Quan sát
– Mục đích quan sát: để thu thập thông tin một cách trực diện, liên tục và có hệ
thống nhằm giúp HS cải thiện kết quả học tập, giáo dục; thu thập những thông tin về
mức độ hoàn thành nhiệm vụ, những khó khăn cần giúp đỡ kịp thời, những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần giúp đỡ khắc phục; biết được các hoạt động của HS/nhóm HS trong tương tác với bạn/nhóm bạn để tăng cường và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên.
– Nội dung quan sát:
+ Hành vi của HS : Đặt trọng tâm quan sát vào các biểu hiện tâm lí, thái độ, hành vi trong các tình huống, hoạt động học tập cụ thể của HS: sắc thái, nét mặt, lời nói, hành
động, cử chỉ, tương tác... để đưa ra những những nhận định về HS như : đã hiểu nhiệm vụ chưa? HS học như thế nào? Có chăm chú lắng nghe khi thảo luận không ? Có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ không ? Hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ
học tập ? HS gặp khó khăn gì? vì sao? cần thay đổi như thế nào để kết quả học tập của HS tốt hơn?...
Phản ứng khi nghe ý kiến nhận xét đánh giá của thầy/cô giáo, của các bạn, sự hợp tác với các bạn trong nhóm...
– Thời điểm quan sát: Quan sát nhóm HS hoặc cá nhân HS trong mọi hoạt động, thể thực hiện trong toàn thời gian của bài học.
– Vị trí quan sát: Vị trí quan sát thích hợp, kiểm soát được toàn bộ, không ảnh hưởng đến học tập của HS. Có thể tham khảo sơđồ quan sát sau:
– Ví dụ nhận định qua quan sát :
+ Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình thường, gục đầu xuống bàn, tay chống cằm lơ đãng,... có thể là dấu hiệu HS chưa thực sự hiểu nhiệm vụ và không tập trung giải quyết nhiệm vụ.
+ Khi HS nhìn thẳng, dõi theo GV, có cử chỉ muốn nói điều gì đó thì tùy từng tình huống có thể suy đoán là HS đã thực hiện xong nhiệm vụ và muốn được chuyển hoạt
động tiếp theo hoặc muốn hỏi GV.
+ HS nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, chưa hợp tác với nhóm.
+ HS đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều HS còn cảm thấy chưa rõ, chưa yên tâm,...
– Ví dụ thực hiện kĩ thuật quan sát :
Để theo dõi một/nhóm HS thường bị chậm tiến độ khi thực hiện một hoạt động. Cách quan sát như sau :
+ Khi giao nhiệm vụ cho cả lớp, GV quan sát xem HS đã sẵn sàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập (tài liệu, dụng cụ học tập,...) chưa ?
+ Đứng gần quan sát xem HS này đang tập trung vào việc học hay chưa ? Có thể
em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụđược giao.
+ Đến tận nhóm HS đang học để quan sát chung cả nhóm, xem HS nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì.
– Sử dụng kết quả và phản hồi sau khi quan sát :
Các thông tin có được từ quan sát là cơ sở để GV đưa ra các quyết định tác động,
động viên, giúp đỡ kịp thời HS trong học tập. Sự can thiệp giúp đỡ có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trong Nhật kí đánh giá của GV để đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau:
Kiểm tra nhanh
Kiểm tra nhanh nhằm xác định kịp thời hiện trạng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ
bài học hoặc những ý tưởng sáng tạo của HS,...
Nội dung câu hỏi kiểm tra nhanh tập trung vào các kiến thức có trong bài hoặc các kiến thức cũ có liên quan. Tùy theo mục đích kiểm tra nhanh, nội dung và thời gian kiểm tra nhanh GV quyết định số lượng câu hỏi cho phù hợp.
Phỏng vấn nhanh
Giúp GV khẳng định những nhận xét ban đầu qua quan sát về mức độ đạt được theo tiến độ bài học của HS. Nếu HS thực hiện nhiệm vụ chậm hơn tiến độ chung thì cần có ngay biện pháp can thiệp như hỗ trợ trực tiếp, nhờ nhóm bạn hỗ trợđể HS có thể đẩy nhanh tốc độ học. Nội dung câu hỏi phỏng vấn không chỉ hỏi về kiến thức mà còn hỏi về hướng xử lí một tình huống cụ thể, về thái độ của HS trước tình huống,...
Đánh giá sản phẩm của HS
Đánh giá mức độ hoàn thành của HS so với yêu cầu của mục tiêu và nhiệm vụđặt ra đểđưa ra các tình huống xử lí thích hợp.
Tham khảo kết quả tựđánh giá và đánh giá của nhóm HS
Dựa vào những nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của chính HS hoặc nhóm bạn học để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS. Tùy từng trường hợp mà GV có thểđánh giá đểđưa ra giải pháp thích hợp.
Ví dụ : Khi HS phát biểu về một vấn đề, GV có thể đề nghị nhóm bạn cùng học hoặc bạn của nhóm khác có nhận xét về nội dung phát biểu đó. HS có thểđưa ra ý kiến bảo vệ quan điểm và cuối cùng GV gợi ý để HS tự thống nhất những quan điểm chung
về vấn đề đó hoặc để các em được bảo lưu các ý kiến khác nhau và coi đó là những nhiệm vụ cần tiếp tục tìm hiểu, giải quyết sau.
Tham khảo ý kiến đánh giá của cha mẹ HS
Ý kiến của cha mẹ HS luôn là nguồn thông tin để GV tham khảo trong đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của HS. Một sốđặc điểm riêng của HS được cha mẹ HS cung cấp sẽ giúp cho GV đánh giá đầy đủ, chính xác và phối hợp tốt hơn với gia đình trong giáo dục HS.