- Kiến thức lịch sử còn mang tính hệ thống (lô gích lịch sử) Không có sự kiện nào là tồn tại đơn lẻ, riêng rẽ mà nó có mối liên hệ với những sự kiện trướ c nó, sau nó
d) Về phương pháp dạy học
Tài liệu hướng dẫn học mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở môn Khoa học xã hội phân môn Lịch sử nhấn mạnh yêu cầu khắc phục lối truyền thụ một chiều còn khá phổ biến hiện nay, chuyển mạnh sang việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, chú trọng rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của người học, khả năng vận dụng kiến thức đã biết vào các tình huống mới trong học tập và thực tiễn.
Trước hết, cần chú trọng bảo đảm tính cụ thể, tính hình ảnh, khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh xã hội,... bằng cách cho học sinh tiếp cận nhiều nguồn tư liệu lịch sử khác nhau, sử dụng nhiều phương tiện trực quan khác nhau, phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.
Chú trọng tổ chức các hoạt động tự học tập của học sinh (như làm các bài tập lịch sử ở lớp, ở nhà : tra cứu tài liệu, sưu tầm tư liệu các loại về một chủ đề ; trình bày diễn biến sự việc trên bản đồ trống...).
Trao đổi, thảo luận là điều cần làm. Cần tạo ra không khí thoải mái, dân chủ, khuyến khích học sinh trình bày ý kiến riêng, nhìn nhận và đánh giá lịch sử từ nhiều góc độ khác nhau, tránh áp đặt, bắt buộc học sinh tiếp nhận một cách thụ động kết luận của giáo viên. Chú trọng rèn luyện năng lực lập luận, trình bày vấn đề cho học sinh.
Tìm hiểu, nắm bắt những hiểu biết, kinh nghiệm đã có của học sinh, những điều học sinh đang quan tâm, ham thích ; tận dụng những điều đó trong quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Những gì học sinh có thể nói được, làm được thì giáo viên không làm thay.
Nội dung dạy học không chỉ giới hạn ở Tài liệu Hướng dẫn học, việc dạy học không chỉ diễn ra ở trong phòng học. Tận dụng mọi khả năng, điều kiện để học sinh có thể tìm hiểu lịch sử ở bảo tàng, trên hiện trường lịch sử, các di tích lịch sử, được tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng, nhân vật lịch sử, được vận dụng điều đã học vào việc hiểu và đánh giá các vấn đề thời sự quốc tế, đất nước, địa phương. Bước đầu rèn luyện hứng thú, ý thức và khả năng nghiên cứu lịch sử, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của học sinh.
Chú trọng rèn luyện các năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác cùng giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho học sinh bằng cách tổ chức làm việc theo nhóm, làm việc tay đôi.
Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với thiết bị dạy học cần cung cấp đầy đủ ở mức cần thiết các thiết bị dạy học Lịch sử nhằm thay đổi căn bản tình hình “dạy chay” phổ biến hiện nay, trong đó chú trọng các loại hình :
Mô hình hiện vật, tranh, ảnh lịch sử, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,... Bản đồ, sơ đồ.
Phim video.
Phần mềm dạy học.
Việc thiết kế, sản xuất và sử dụng các thiết bị dạy học Lịch sử không phải theo định hướng minh hoạ bài giảng của giáo viên mà nhằm tạo ra các nguồn sử liệu phong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục ; trên cơ sở đó, tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm kiếm tri thức lịch sử của học sinh một cách tự lập, tích cực, sáng tạo. Cần quan tâm, chú ý tạo điều kiện cho học sinh làm việc trực tiếp với các
thiết bị dạy học theo phương châm: Hãy để cho các giác quan của học sinh tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị dạy học, để cho các em suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thể hiện mình nhiều hơn.
Các thiết bị dạy học hiện đại không đồng nghĩa với các thiết bị dạy học đắt tiền. Tính hiện đại của thiết bị dạy học thể hiện ở việc sử dụng các loại thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thể hiện mục tiêu dạy học. Việc tìm kiếm, sản xuất các thiết bị
dạy học Lịch sử, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, của vùng, làm cho học sinh hứng thú học tập, phát huy tối đa tính tích cực nhận thức của học sinh, luôn luôn
đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, cần phối hợp việc cung cấp các thiết bị dạy học từ trên xuống với phong trào sưu tầm, xây dựng thiết bị dạy học “tự tạo” của học sinh, giáo viên và các lực lượng xã hội.
2. Phân môn Địa lý a) Vị trí
Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông cấp THCS giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới ; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội. Đó là một phần của học vấn phổ thông cần thiết cho mỗi người lao động trong xã hội hiện đại, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên nền tảng những kiến thức và kĩ năng trang bị cho học sinh, môn Địa lí góp phần đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
b) Đặc điểm
1. Học tập địa lí là quá trình nhận thức những sự vật, đối tượng, hiện tượng và quá trình về tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội đã diễn ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo sự
biến đổi trong tương lai. Trong quá trình học tập HS cần học tập qua tài liệu, kết hợp với quan sát, khảo sát điều tra các sự vật, đối tượng và hiện tượng tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội ở thực địa và ứng dụng CNTT, từ đó góp phần hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí, so sánh, xác lập các mối quan hệđịa lí.
2. Các sự vật, đối tượng, hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội không tồn tại độc lập mà có quan hệ mật thiết với nhau, hiện tượng địa lí này là nguyên nhân và kết quả các các hiện tượng địa lí khác và cùng tồn tại trên phạm vi lãnh thổ. Vì vậy, học tập địa lí cần tư duy trên quan điểm tổng hợp theo lãnh thổ. Việc tự
học, tự nghiên cứu và sáng tạo là những nhiệm vụ hết sức quan trọng và hiệu quả trong quá trình học tập bộ môn.
3. Bản đồ vừa là phương tiện dạy học, vừa là nguồn tài liệu khoa học độc lập, là
đối tượng nghiên cứu của môn Địa lí và được coi như "sách giáo khoa của Địa lí". Nhiệm vụ của sử dụng bản đồ là thu nhận những thông tin được biểu hiện trên bản đồ để phân tích, so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm, các quy luật phân bố, các mối liên hệ, các quá trình biến đổi của các đối tượng, hiện tượng địa lí trên lãnh thổ
nghiên cứu.
c) Mục tiêu (i) Kiến thức