Mục tiêu (i) Kiến thứ c

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 106)

- Kiến thức lịch sử còn mang tính hệ thống (lô gích lịch sử) Không có sự kiện nào là tồn tại đơn lẻ, riêng rẽ mà nó có mối liên hệ với những sự kiện trướ c nó, sau nó

c) Mục tiêu (i) Kiến thứ c

Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về :

- Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác

động qua lại giữa chúng ; một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường ; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trường nhằm phát triển bền vững.

- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới ; một sốđặc điểm của thế giới đương đại.

- Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.

(ii) Kĩ năng

Hình thành và phát triển ở học sinh :

- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí : quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; vẽ và phân tích biểu

đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê...

- Kĩ năng thu thập, xử lí và thông báo thông tin địa lí.

- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.

(iii) Thái độ, tình cảm

Góp phần bồi dưỡng cho học sinh :

- Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự

nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hoá của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.

- Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.

- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, có tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ; có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường ; nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng.

(iiii) Định hướng hình thành năng lực

Ngoài hình thành các năng lực chung như: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Môn

Địa lí cấp THCS còn hướng đến việc hình thành các năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực khảo sát thực tế; Năng lực hoạt động, tham gia, hoà nhập với cộng đồng; Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để giải quyết những vấn đềđặt ra trong cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)