Chuẩn bị của giáo viên

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 116)

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM

1. Chuẩn bị của giáo viên

- So với việc chuẩn bị bài lên lớp của cách dạy học hiện hành, dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam có sự khác biệt. Trước khi lên lớp, trong công tác chuẩn bị, GV phải suy nghĩ đến việc lựa chọn cách tổ chức các hoạt động học tập để đạt mục tiêu bài học đặt ra; đến các bước tiến hành các hoạt động đó như thế nào cho hiệu quả;

đến việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học nào cho phù hợp với nội dung bài học và với đối tượng HS,…. Trong dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam, phần lớn những vấn đề nêu trên đã được gợi ý trong tài liệu Hướng dẫn học. Song các hướng dẫn đó không phải là bắt buộc, GV có thể thực hiện hoặc thay đổi theo sự sáng tạo của mình sao cho đảm bảo được sự phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với đặc điểm giáo dục địa phương và chất lượng học tập của HS.

- Với sựđổi mới đó, GV cần chuẩn bị gì cho bài học mới?

+ Trước hết GV cần nghiên cứu kĩ mục tiêu chủđề, tương tự như việc chuẩn bị bài lên lớp hiện nay. Tuy nhiên GV cần chú ý đến yêu cầu HS liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học vào thực tiễn của cuộc sống.

+ GV đọc kĩ các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng. Mỗi hoạt động có đảm bảo được đặc trưng không? Nếu không đảm bảo thì cần phải điều chỉnh như thế nào? cần lưu ý gì khi tiến hành tổ chức các hoạt

động cho HS,...

+ GV xem xét trong chủđề có hoạt động cả lớp (HS với GV) không? Nếu có, GV cần nghiên cứu kĩ thời điểm có hoạt động này bởi nếu là hoạt động đầu tiên của tiết học thì xuất phát điểm của mọi HS gần như là tương đồng, GV có thể chưa cần chú ý đến nhịp độ học của các em. Song nếu là hoạt động trong tiến trình tiết học, GV cần quan tâm đến nhịp độ học của tất cả HS sao cho đến thời điểm đó các em đều thực hiện được hoạt động cả lớp.

+ Hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm được bố trí với nội dung nào, ở thời

điểm nào để GV lưu ý cách chia nhóm và dự kiến cách hỗ trợ HS, chuẩn bị các học liệu cần thiết.

+ Trong quá trình học, HS cần phương tiện học tập, tài liệu tham khảo, các nguồn học liệu nào? Số lượng là bao nhiêu? Trong góc học tập của lớp đã có đủ phương tiện

đó chưa? Nếu lớp học không có góc học tập, GV cần chuẩn bị hoặc yêu cầu HS cùng chuẩn bị phương tiện học tập và học liệu cần thiết cho bài học. GV cũng cần chú ý đến sự liên kết giữa nguồn học liệu ở thư viện nhà trường với nội dung các bài học để giới thiệu cho HS đọc và tham khảo, mở rộng nội dung bài học.

+ GV cần dự kiến những nội dung học tập có thể phát sinh nghi vấn, tình huống có vấn đề đối với HS. GV cần tìm hiểu kĩ hơn những nội dung này và chuẩn bị câu trả lời cũng như hướng dẫn HS tham gia giải quyết.

+ GV cần dự kiến những hoạt động học tập có thể gây khó khăn cho HS yếu kém và chuẩn bị hướng dẫn chi tiết hơn. Đồng thời GV cũng cần chú ý tới những nội dung có thể bổ sung cho HS khá giỏi, tạo điều kiện cho các em phát triển khả năng của mình, tránh gây nhàm chán cho một số nhóm đối tượng HS trong lớp.

+ Mô hình trường học mới Việt Nam không yêu cầu giáo viên soạn giáo án, vì tài liệu Hướng dẫn học đã hướng dẫn chi tiết các hoạt động. Song giáo viên cần phải chuẩn bị bài dạy, dự kiến tình huống lên lớp, điều chỉnh các hoạt động khi thấy cần thiết, bổ

sung thông tin cho phù hợp với đối tượng HS, ghi chép những nội dung cần điều chỉnh trong tài liệu, ghi chép lại các thắc mắc của HS và cha mẹ HS về nội dung bài học, ghi chép những điều cần lưu ý liên quan đến HS,… Các nội dung đó được ghi chép vào "Sổ

tay lên lớp" (ghi chép cá nhân), các cấp quản lí không kiểm tra nội dung ghi chép trong "Sổ tay lên lớp" của giáo viên.

Như vậy việc chuẩn bị bài của GV tưởng đơn giản hơn song thực tế GV cần đầu tư

công sức và thời gian để tổ chức tiết học tạo điều kiện cho HS được làm việc thực sự, tự

chiếm lĩnh kiến thức và rèn kĩ năng học tập của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)