Hộp thư cá nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 34)

- Mục đích: Tạo cơ hội cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong lớp trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Hộp thư

cá nhân giúp hình thành cho học sinh thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện học sinh biết tôn trọng sự riêng tư của bạn. Công cụ này còn là cách để giáo viên chủ nhiệm động viên, khích lệ học sinh, hiểu được học sinh hơn.

- Cách xây dựng

Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm cho mỗi học sinh tự tạo một hộp thư nhỏ từ các vật dụng như hộp các-tông nhỏ, giấy bìa, tranh ảnh, giấy màu, giấy trắng,... giáo viên chủ nhiệm để học sinh tự vẽ, cắt dán, trang trí những hình ảnh các em yêu thích, không nên làm đồng loạt giống nhau. Trên mỗi hộp thư cá nhân

có tên của học sinh. Công việc này cũng có thể thực hiện ở nhà. Giáo viên chủ

nhiệm lưu ý học sinh về kích cỡ tối đa cho mỗi hộp thu cá nhân.

Bước 2: Cùng gắn những hộp thư cá nhân của cả lớp tại một vị trí, hoặc chia thành các nhóm. Lưu ý gắn ở vị trí thuận tiện, vừa tầm để đảm bảo tất cả các học sinh dễ tham gia và sử dụng.

- Cách sử dụng: Giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với học sinh về tác dụng của hộp thư cá nhân; giải thích cho học sinh thấy mỗi cá nhân trong lớp đều nên có một hộp thư riêng. Bất cứ điều gì các em muốn chia sẻ, trao đổi với bạn hoặc thầy cô giáo, các em có thể viết thư và bỏ vào hộp thư riêng của bạn/thầy cô giáo. Các em có thể đề tên của mình trong thư hoặc không. Giáo viên chủ nhiệm nên sử dụng hộp thư cá nhân để

khích lệ, động viên, góp ý với học sinh mà không làm các em xấu hổ trước lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng có thể bỏ vào hộp thư cá nhân của các em những bài tập theo đúng trình độđể tăng thêm hứng thú học tập cho các em.

Giáo viên chủ nhiệm nên dành thời gian vào các giờ nghỉ giải lao hay các buổi sinh hoạt tập thểđể học sinh viết thư cho nhau. Giáo viên chủ nhiệm nên thường xuyên sử dụng hộp thư này để tạo phong trào và hình thành dần thói quen trong lớp. Lưu ý: Hộp thư tuy của cá nhân nhưng không nên dán kín hay "bảo mật" vì các em luôn cần

được giáo dục, rèn luyện tính trung thực, lòng tự trọng, không tự ý xem thư của người khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)