- Học sinh: Chuẩn bị tâm thế, nội dung dự án, sưu tầm tài liệu tham khảo về văn hóa truyền thống Việt Nam.
2. Gợi ý tiến trình hoạt động
a) Công tác chuẩn bị của GV
Máy chiếu (nếu có), giấy A0, băng dính, kéo, bút màu, phiếu cho điểm...
b) Công tác chuẩn bị của HS
- Sách, vở, đồ dùng học tập. - Các tư liệu cần tìm hiểu.
c) Trình tự thực hiện
Với chủ đề này, để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS, ta có thể triển khai nhiều phương án khác nhau. Dưới đây phương án để GV tham khảo.
+ Bước 1: Chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí. Yêu cầu các thành viên trong nhóm cần cùng nhau hợp tác, chia sẻ, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian... để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Tùy theo sự phân chia nhóm, GV giao nhiệm vụ cho HS với các nội dung dưới đây. Yêu cầu các nhóm dựa vào nội dung trong tài liệu, tìm kiếm tài liệu trên báo chí, Internet, khảo sát thực tế, trao đổi với người thân và cộng đồng... kết hợp với hiểu biết của mình, để tìm hiểu các vấn đề được phân công như sau:
Nội dung công việc Sản phẩm
Nội dung 1. Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ môi trường biển? Liên hệ với một khu vực biển cụ thể ở nước ta.
Báo cáo, hình ảnh, video.
Nội dung 2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do con người gây ra ở một khu vực biển cụ thể ở nước ta.
Báo cáo, hình ảnh, video
Nội dung 3. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường ở một khu vực biển cụ thể đã nghiên cứu ở trên. Trách nhiệm của HS.
Báo cáo
Nội dung 4. Tìm hiểu thiên tai và những sự cố môi trường biển điển hình ở một khu vực biển cụ thể ở Việt Nam.
Báo cáo, hình ảnh, video
Việc giao nhiệm vụ cho các nhóm có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: các nhóm tự nhận nội dung; gặp thăm để phân chia nội dung; GV giao nội dung cho các nhóm. Tuy nhiên, phải đảm bảo yêu cầu tính logic của vấn đề, ví dụ nội dung 3 cần phải đi đôi với nội dung 1 và 2. Như vậy ta được các cặp nội dung cho các nhóm như sau: 1+3; 2+3; 1+4; 2+4; 4.
+ Bước 3: Các nhóm tự xây dựng kế hoạch thực hiện (4 tuần)
Công việc Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Khảo sát, tìm kiếm và thu thập thông tin
X
Phân tích và xử lí thông tin X
Viết báo cáo X
Trình bày sản phẩm X
+ Bước 4: Các nhóm thực hiện dự án. Trong quá trình HS thực hiện dự án, GV thường xuyên đôn đốc và hỗ trợ các nhóm nếu thấy cần thiết. Các nhóm có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhiều phía: từ các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau, từ
phía GV, từ cộng đồng, gia đình và địa phương.
+ Bước 5: Các nhóm trình bày kết quả dự án (khuyến khích sử dụng công nghệ
thông tin để minh họa cho phần trình bày).
• Trước khi các nhóm trình bày, GV đề cử ban giám khảo, mỗi nhóm đại diện một HS và để cử thư kí tổng hợp điểm. Năm nhóm sẽ có năm giám khảo. Giám khảo thuộc thành viên của nhóm nào sẽ không được tham gia cho điểm nhóm đó.
• Điểm của cả nhóm sẽ là tổng điểm của 4 thành viên trong ban giám khảo cộng lại. • Mỗi nhóm trình bày tối đa 15 phút.
+ Bước 6: Tổng kết/đánh giá dự án
• Ban giám khảo công bốđiểm.
• GV khen ngợi những thành tích mà các nhóm đã đạt được. • Góp ý bổ sung nếu thấy cần thiết.
• Động viên, trao phần thưởng (nếu có) cho những cá nhân và tập thể/nhóm có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện dự án.
PHỤ LỤC Phiếu tổng hợp điểm Phiếu tổng hợp điểm Nhóm Nội dung trình bày Hình ảnh minh họa sinh động Trình bày ấn tượng Đúng thời gian quy định Tổng điểm 1 2 3 4 5
Chủ đề: TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định vị trí địa lí, giới hạn, diện tích của địa phương; Nêu được ý nghĩa của vị
trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Nêu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất, thực vật, khoáng sản) đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Trình bày được đặc điểm dân cư : số dân, sự gia tăng, cơ cấu dân số, phân bố dân cư. Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của dân cư và lao động trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày và giải thích được những đặc điểm kinh tế của địa phương. Nêu được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tếởđịa phương.
2. Kĩ năng
Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồđể biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của địa phương.
3. Thái độ
Thêm yêu quê hương, biết trân trọng, phát huy, bảo vệ những giá trị về vật chất và tinh thần do cha ông xây dựng được trong nhiều thế kỉ qua.
4. Định hướng hình thành năng lực: hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, tự quản lí, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, học tập tại