Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động quản lí lớp học

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 29)

- Mục đích: Hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm về quản lí lớp học; quản lí các hoạt động vui chơi; tổ chức các hoạt động nhóm; tự tổ chức các hoạt động giáo dục; truyền đạt ý kiến phản ánh của học sinh trong lớp. Những hoạt động trên giúp học sinh phát triển sự tự giác,

chủđộng khi tham gia các hoạt động của lớp; tạo cơ hội cho học sinh cảm nhận được mình là một phần của tập thể và có trách nhiệm để tập thểđó hoạt động và phát triển tốt; phát huy sự sáng tạo và để các học sinh có điều kiện được hỗ trợ lẫn nhau.

- Cách tiến hành: Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với học sinh trong lớp về việc các em sẽ tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động của lớp. Chủ tịch, Phó chủ tịch với sự

hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm và các Trưởng ban xây dựng dự thảo Kế hoạch hoạt

động và trao đổi về các hoạt động dự kiến sẽ thực hiện với cả lớp. Khi Kế hoạch hoạt

động đã được cả lớp nhất trí thông qua, Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh sẽ họp với Phó chủ tịch và các Trưởng ban để phân công nhiệm vụ cho từng ban theo dõi, quản lí, sử dụng các công cụ hỗ trợđã được xây dựng và đang có trong lớp. Ví dụ:

+ Ban Kỉ luật chịu trách nhiệm về bảng theo dõi sĩ số và việc thực hiện nội quy của lớp. Trưởng ban cần tổng hợp tình hình và báo cáo hằng tuần trước lớp. + Ban Học tập chịu trách nhiệm định kì hằng tuần hoặc hằng tháng chia sẻ thông tin

trước cả lớp về các lĩnh vực mà các bạn học sinh trong lớp đạt thành công hay tiến bộ, những vướng mắc cần sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm hoặc cha mẹ

học sinh. Trưởng ban sẽ thay mặt cả lớp trình bày vềđiều này trong cuộc họp cha mẹ học sinh.

+ Ban Đối ngoại phụ trách việc bảo quản và thống kê cảm tưởng của những người khách đến thăm trường/lớp hoặc cảm xúc của học sinh khi đi thăm một nơi nào

đó. Ban đối ngoại có thể viết một bản tin định kì để công bố những thông báo hay kết luận quan trọng về các hoạt động được liệt kê trong Sổ ghi chép khách tham quan. Những thông tin này vừa được lưu giữ làm kỉ niệm, vừa là cơ sở cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm có những cân nhắc điều chỉnh cùng như là cơ hội cho học sinh lưu ý vào những điều hay khi mình đến thăm một nơi nào

đó. Đây còn là cơ sởđể phục vụ cho các dự án nghiên cứu của học sinh sau này

để huy động cộng đồng tham gia.

Thời gian đầu, giáo viên chủ nhiệm nên hướng dẫn chi tiết và theo dõi cụ thể, thường xuyên các ban hoạt động. Dần dần, giáo viên chủ nhiệm giảm bớt sự kiểm soát và để các nhóm chủđộng hoạt động. Thành viên của các ban có thể luân phiên thay đổi

đểđảm bảo tất cả các học sinh đều được tham gia vào các hoạt động quản lí lớp học.

b) T chc xây dng, qun lí s dng và phát trin góc hc tp, góc thư vin, góc cng đồng, bn đồ cng đồng (được thể hiện chi tiết trong ở mục 6).

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 29)