Hướng dẫn ghi Nhật kí đánh giác ủa giáo viên

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 139)

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

c) Hướng dẫn ghi Nhật kí đánh giác ủa giáo viên

Ghi chép mô tả những biểu hiện nổi bật qua các hoạt động học tập, sinh hoạt ; những ý tưởng, hành vi, sáng kiến của HS ; các cách học và những điều HS ưa thích ; các mối quan hệ, ứng xử của HS đối với bạn bè, thầy cô, cộng đồng...Việc ghi nhật kí của GV thường theo kế hoạch đã dự kiến trước nhưng cũng có thể ngoài kế hoạch dự

kiến, cụ thể:

- Ghi nhật kí trong kế hoạch: Ghi nhật kí trong kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng, thông qua nhật kí GV biệt được sự tiến bộ của từng HS trong suốt quá trình học. Tùy theo số lượng, nội dung bài học GV chọn số lượng HS được ghi nhật kí. Tuy nhiên, có khuyến cáo đưa ra là mỗi HS phải được ghi nhật kí tối thiểu 2 lần/tháng. Còn những HS có những dấu hiệu bất thường về học tập như: có nhiều tiến bộ vươn lên trong từng giờ học, học sút đi, không hợp tác nhóm,… thì cần được GV theo dõi thường xuyên để

có những nhận định, giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời

+ Ghi nhật kí ngoài kế hoạch: Việc ghi nhật kí cho những HS không nằm trong kế

hoạch dự kiến của GV nhưng trong giờ học, những em đó lại có những biểu hiện nổi bật so với thường ngày thì người GV cũng nên ghi vào nhật kí.

Ví dụ :

Nht kí giáo viên dy môn Khoa hc xã hi

Môn: Khoa học xã hội Lớp : 6A1 GV môn học: Lê Thị A

H và tên HS Ngày Ghi chép

Nguyễn Văn A 13/9/2013 Rụt rè trong hoạt động nhóm.

...

16/5/2014 Hoàn thành tốt các hoạt động học tập. ...

Phạm Thị B 20/9/2013 Học bài Môi trường đới nóng tốt, sôi nổi, chủ

động học tập. ...

11/4/2014 Cùng nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập nhanh, chuẩn xác.

...

g) Hướng dẫn ghi Nhật kí tựđánh giá của HS

Ghi lại những điều ấn tượng, những điều muốn nói với bản thân, bạn bè, bố mẹ, thầy/cô... về khả năng học tập, sự tiến bộ, cảm nghĩ, điều tâm đắc, mong ước, những

điều tin rằng mình sẽ làm được,... Ví dụ :

Họ và tên : Nguyễn Thị Hương A Lớp : 6D, Năm học 2013 – 2014

Ngày Ghi chép

10/9/2014 Hôm nay mình làm được hết các câu hỏi trong chủđề Bản đồ và cách sử

dụng bản đồ. ...

4/11/2014 Tuần này nhóm mình không được khen. Tuần sau nhóm mình phải cố

gắng để ngày nào cũng được cô khen.

10/11/2014 Mình thích nhất là được xem các hình ảnh trong chủđề Xã hội nguyên thủy. Xem các ảnh này em hiểu được một số hoạt động sinh hoạt, sản xuất của xã hội nguyên thủy

...

cho mình nhiều lần mới làm được câu hỏi thực hành. ....

10/12/2014 Hôm nay quên tài liệu học môn Khoa học xã hội ở nhà. ...

20/4/2

014 đề Không khí và các khHôm nay nhóm mình chiối không khí. Tuyến thắng trong trò chệt vời! ơi đoán ô chữ của chủ d) Hướng dẫn đánh giá của nhóm

Trong hoạt động học tập, giáo dục các bạn trong nhóm góp ý về các câu trả lời, bài làm, tinh thần, thái độ,... cho mỗi cá nhân ; Nhật kí HS đã ghi lại những suy nghĩ, mong muốn của cá nhân để chia sẻ với các bạn. Trong các giờ sinh hoạt chung, nhóm cùng nhau bàn bạc về những kết quả đã đạt được trong tuần và tìm cách để có kết quả tốt hơn. Tài liệu hướng dẫn đánh giá đã trình bày cụ thể, GV vận dụng vào môn Khoa học xã hội.

đ) Cách tiến hành đánh giá – Phương pháp, kĩ thuật :

GV sử dụng các phương pháp, kĩ thuật (quan sát, kiểm tra nhanh, phỏng vấn, xem xét sản phẩm,...) để đưa ra nhận định về HS. Chú ý nhiều hơn đến HS ở các mức chưa hoàn thành; hoàn thành nhưng chưa đầy đủ.

Mỗi bài học, GV tập trung để ý nhiều hơn đến các vấn đề : + Tốc độ học bài, hoàn thành nhiệm vụ theo các hoạt động. + Mức độ hiểu biết về kiến thức bài học.

+ Khả năng thực hiện các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu bài học. + Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào môn học khác và vào các hoạt

động sống hằng ngày.

– Đưa ra nhận định : Từ những thông tin thu được, đưa ra những nhận định cụ thể

kèm theo những nguyên nhân và hướng hỗ trợ cho HS. Không cần ghi những biểu hiện tỉ mỉ, vụn vặt, chỉ ghi nhận định khái quát, phổ biến nhất, những điều đặc biệt cần lưu ý.

– Xử lí các tình huống: Sử dụng kết quảđánh giá để thực hiện sự trợ giúp kịp thời và điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS phù hợp với các tình huống:

+ Còn nhiều thời gian: Đưa ra một số yêu cầu cao hơn đối với các em có kết quả đúng, tốt, đạt yêu cầu. Những em có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu thì được làm lại với sự trợ giúp bằng cách gợi ra nguyên nhân dẫn đến kết quả sai, chưa đạt yêu cầu để các em thực hiện lại đúng quy trình và đưa ra kết quảđúng.

+ Sắp hết thời gian : Cho những HS hoàn thành và có kết quả đúng chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu cùng với những HS chưa hoàn thành tiếp tục thực hiện hoạt động với sự trợ giúp của GV.

+ Hết thời gian : Những HS hoàn thành mà kết quả sai hoặc chưa đạt thì chấp nhận sự khác nhau về thời gian và tốc độ học của HS, vẫn cho chuyển sang hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên, cần ghi lại những nguyên nhân, biện pháp đã trợ giúp, tiếp tục hỗ trợ

riêng HS hoàn thành nhiệm vụ và theo dõi thường xuyên để hỗ trợ kịp thời trong từng hoạt động và động viên những tiến bộ trong quá trình học tập tiếp theo của HS.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Khoa học xã hội (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)