1. Cấu trúc chương trình
a) Chương trình môn KHXH
Hướng dẫn học môn Khoa học xã hội lớp 6 gồm 21 bài, trong đó có 01 bài nhập môn Tìm hiểu môn khoa học xã hội, 02 bài liên môn Lịch sử và Địa lí; 8 bài được xây dựng từ chương trình Lịch sử 6, 10 bài từ chương trình Địa 6 hiện hành. Mỗi bài thường
được thực hiện trong 2 hoặc 3 tiết học, tùy theo dung lượng nội dung từng bài. Cá biệt, có 01 bài với thời lượng dạy học 5 tiết. Về nội dung cơ bản theo chương trình giáo dục phổ
thông hiện hành, chương trình môn KHXH theo mô hình trường học mới sắp xếp lại các
đơn vị kiến thức, kĩ năng và tổ chức thành các hoạt động học trong mỗi bài học để HS
được tăng cường tính tự học, chủđộng trong tiếp thu kiến thức.
Kế hoạch chương trình môn KHXH theo mô hình trường học mới lớp 6:
TT Bài Số tiết Ghi chú
1 Bài 1. Tìm hiểu môn Khoa học xã hội
2 Trong SGK hiện hành môn Lịch sử có Bài 1. Sơ lược về môn Lịch sử và Địa lí có Bài 1. Bài mở đầu hai bài này nói về vị trí môn học, cách học tập môn học. Tài liệu HDH môn KHXH hai bài này được tích hợp lại và xây dựng thành Bài 1. Tìm hiểu môn Khoa học xã hội, với mục đích giới thiệu về môn KHXH: mục tiêu, cấu trúc, nội dung chủ
2 Bài 2. Bản đồ và cách sử dụng bản đồ
3 Đối với việc học tập môn KHXH bản đồ có vai trò quan trọng, sử dụng bản đồ trong học tập có chức năng kép: vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh hoạ cho nội dung học tập. Vì vậy xây dựng bài học liên môn về bản đồ, lấy ý tưởng từ bài bản đồ trong SGK Địa lí 6 hiện hành là rất cần thiết, nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về
bản đồ, cách sử dụng bản đồ, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ bản đồ, qua đó HS vừa có được kiến thức, vừa được rèn luyện các kĩ năng.
3 Bài 3. Xã hội nguyên thủy
3 Trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành chỉ học nội dung xã hội nguyên thủy của thế giới. Nhưng khi xây dựng nội dung của bài học này của phân môn Lịch sử
có chuyển nội dung Thời nguyên thủy trên đất nước ta ở phần Lịch sử Việt Nam vào bài này. Việc chuyển nội dung này vào phần lịch sử
thế giới giúp học sinh học xã hội nguyên thủy thế giới liên hệ đến xã hội nguyên thủy của Việt Nam.
4 Bài 4. Các quốc gia cổđại trên thế giới
2 Chương trình, SGK gồm 2 bài riêng, nay cấu trúc thành một bài. Việc cấu trúc thành một bài giúp HS tìm hiểu các nội dung của cả 2 mô hình quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây cùng với nhau qua đó sẽ thấy
được những đặc điểm chung và những nét khác biệt của 2 mô hình quốc gia này.
5 Bài 5. Văn hóa cổđại 3
6 Phiếu ôn tập 1 Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trong phiếu kiểm tra; thực hiện có thể trên lớp hoặc ở
7 Bài 6. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
3 Bài này so với chương trình, SGK cũ vẫn
đảm bảo được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS hiện hành. Tuy nhiên, các nội dung của bài có tích hợp lại với nhau như
nội dung Hoàn cảnh ra đời nhà nước Văn Lang và nội dung Nước Văn Lang thành lập
được tích hợp thành mục Sự thành lậ nước Văn Lang.
8 Bài 7. Chăm - pa và Phù Nam
3 Bài này trong chương trình hiện hành nằm ở
trong chương Thời Bắc thuộc và đấu tranh
độc lập. Nay được đưa lên cùng với chủ đề
các quốc gia cổ đại trên đất nước ta, bởi vì cùng một nội dung các quốc gia cổ đại ở
nước ta lại học gắn liền và liên tục với nhau.
9 Phiếu ôn tập 2 Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trong phiếu kiểm tra; thực hiện có thể trên lớp hoặc ở nhà 10 Bài 8. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN – thế kỉ X)
3 Trong chương trình hiện hành nội dung chế độ của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN – thế kỉ X) nằm rải rác từ bài 17
đến bài 23 của chương trong chương Thời Bắc thuộc và đấu tranh độc lập nay được cấu trúc thành một bài với nội dung chỉ về Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta. 11 Bài 9. Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiểu biểu (thế kỉ I - IX)
5 Nội dung này chỉ cấu trúc những nội dung về các cuộc đấu tranh giành độc lập tiểu biểu (thế kỉ I - IX) trong chương chương trong chương Thời Bắc thuộc và đấu tranh
12 Phiếu ôn tập 3 Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trong phiếu kiểm tra; thực hiện có thể trên lớp hoặc ở
nhà. 13 Bài 10. Bước ngoặc
lịch sửđầu thế kỉ X
3
14 Phiếu ôn tập 4 Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trong phiếu kiểm tra; thực hiện có thể trên lớp hoặc ở nhà. 15 Bài 11. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí 3 Theo SGK hiện hành 16 Bài 12. Trái Đất, các chuyển động của Trái Đất
3 Được tích hợp từ các bài Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả; Sự
chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. Mục đích để HS có được cái nhìn tổng quát, dễ hiểu và đỡ nhầm lẫn về 02 nội dung: Trái
Đất tự quay quanh trục và hệ quả; Trái Đất quay quanh Mặt Trời và hệ quả.
17 Phiếu ôn tập 5 Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà 18 Bài 13. Cấu tạo bên trong của Trái Đất 2 Theo chương trình hiện hành 19 Bài 14. Nội lực và ngoại lực, khoáng sản
2 Được tích hợp từ hai bài trong SGK hiện hành: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái
Đất; Các mỏ khoáng sản. Việc tích hợp làm cho vấn đề được lô gic hơn, các khoáng sản thường được sinh ra trong quá trình vận
động của Trái Đất và do tác động của hai lực chủ yếu là nội lực và ngoại lực.
20 Bài 15. Địa hình bề
mặt Trái Đất
21 Phiếu ôn tập 6 Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
22 Bài 16. Không khí và các khối khí
2 Được tích hợp từ hai bài trong SGK hiện hành: Lớp vỏ khí và một phần của bài thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí. Việc tích hợp làm cho vấn đềđược lô gic hơn, khi tìm hiểu về các khối khí, căn cứ vào nhiệt độ
người ta chia ra khối khí nóng và khối khí lạnh. Để hiểu được nội dung này HS cần có khái niệm và những hiểu biết về nhiệt độ không khí. 23 Bài 17. Khí áp và các loại gió 2 Theo SGK hiện hành 24 Bài 18. Thời tiết, khí hậu và một số yếu tố của khí hậu Được tích hợp từ bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí với bài 22 Các đới khí hậu trên Trái Đất. Đảm bảo tính hợp lí hơn. 25 Phiếu ôn tập 7 Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc
về nhà 26 Bài 19. Nước trên
Trái Đất
3 Được tích hợp từ bài 23. Sông và hồ, bài 24. Biển và đại dương, bài 25. Thực hành. Sự
chuyển động của các dòng biển trong các
đại dương. Đảm bảo hoc lí thuyết gắn với luyện tập và thực hành.
27 Bài 20. Đất và sinh vật trên Trái Đất
2 Được tích hợp từ bài 26. Đất, các nhân tố
hình thành đất và bài 27. Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tốảnh hưởng đến sự phân bố thực,
động vật trên Trái Đất.
28 Phiếu ôn tập 8 Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
29 Bài 21. Tìm hiểu quê hương em
3 Đây là nội dung mới dựa trên cơ sở nội dung
địa phương nhằm tìm hiểu ví trí địa lý, các
điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, phát triển và truyền thống của quê hương ( xã, phường) học sinh.
b) Hướng dẫn thực hiện chương trình
* Khung phân phối chương trình
1. Cả năm: 35 tuần; 66 tiết.
- Bài họcliên môn: 7 tiết. - Bài họcĐịa lí: 25 tiết. - Bài họcLịch sử: 26 tiết.
2. Học kì 1: 18 tuần
- Phần các bài học liên môn 05 tiết: Bài 1. Tìm hiểu môn khoa học xã hội; Bài 2. Bản đồ và cách sử dụng bản đồ, được thực hiện trong đầu năm học, trước khi thực hiện