Động thái đẻ nhánh của cácdòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 64)

- P1: 100N:80P2O:65K2O P2: 120N:100P2O:80K2O

3.1.4.Động thái đẻ nhánh của cácdòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.4.Động thái đẻ nhánh của cácdòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ

xuân 2014 ti Bc Giang

Đẻ nhánh là đặc tính di truyền của các giống lúa, có ý nghĩa quyết định đến năng suất sau này. Quá trình đẻ nhánh của cây kết thúc sớm hay muộn phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống ngoài ra còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như

mật độ cấy, chế độ phân bón, số dảnh ban đầu, mức nước trong ruộng… Những giống đẻ khoẻ, tập trung thì số nhánh hữu hiệu cao, năng suất cao. Những giống đẻ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Theo dõi khả năng đẻ nhánh của các giống chúng tôi thu được kết quả ở

bảng 3.4.

Bảng 3.4. Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang

Đơn vị tính: nhánh/khóm

TT Giống Ngày sau cấy(ngày) NHH 20 30 40 50 60 1 S1 1,1 2,1 3,6 3,4 3,0 2,7d 2 S2 1,2 2,9 4,3 4,2 3,5 2,8d 3 PKN1 1,0 1,7 3,4 3,5 3,4 3,2bc 4 PKN2 1,0 2,6 4,0 4,0 3,0 2,9cd 5 H8 1,2 2,9 4,6 4,7 4,0 3,7ab 6 H7 1,0 2,7 3,8 3,9 3,6 3,4bc 7 D3-5 1,1 2,8 3,9 3,8 3,0 2,8d 8 D9-6 1,0 2,3 3,9 3,8 3,2 3,0cd Khang Dân 18 (đ/c) 1,0 2,3 4,0 4,1 4,3 4,1a LSD0.05 0,5 CV% 8,5

Ghi chú: Chữ giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa Chữ khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa

*NHH: số nhánh hữu hiệu

Qua bảng 3.4 và đồ thị 3.2 ta thấy tốc độđẻ nhánh của các giống tăng nhanh từ

20 ngày đến 40 ngày sau cấy, sau đó tăng chậm và giảm dần. Giống đẻ nhánh nhiều nhất là H8, đẻ nhánh ít nhất là S1. Các giống ở vụ xuân 2014 có hiện tượng đẻ ít là do thời tiết âm u không có nắng trong suốt thời gian đẻ nhánh.

- Số nhánh hữu hiệu: Nhánh hữu hiệu là những nhánh thành bông. Đây là chỉ tiêu quyết định đến năng suất sau này của cây. Trong một khóm có rất nhiều nhánh nhưng chỉ có một số nhánh là nhánh hữu hiệu. Những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ

thấp, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi sẽ dễ dàng trở thành nhánh hữu hiệu. Những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn sẽ trở thành nhánh vô hiệu. Do đó cần chọn các giống để nhánh tập trung và có số nhánh hữu hiệu cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Đồ thị 3.2. Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí nghiệm

Qua theo dõi quá trình đẻ nhánh chúng tôi thấy giống có số nhánh hữu hiệu cao nhất là H8 (3,7 nhánh/ khóm), giống có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là S1 (2,7 nhánh/ khóm). Các giống đều có số nhánh hữu hiệu thấp hơn đối chứng Khang dân 18(4,1 nhánh/khóm).

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 64)