- P1: 100N:80P2O:65K2O P2: 120N:100P2O:80K2O
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.5. Chỉ số diện tích lá (LAI) của cácdòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang
vụ xuân 2014 tại Bắc Giang
Lá lúa là bộ phận quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển thân của cây lúa và tạo ra năng suất hạt. Do đó việc tăng hay giảm diện tích lá tác động trực tiếp sự tích luỹ chất khô và năng suất thu hoạch sau này.
Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý đểđánh giá khả năng phát triển bộ
lá trong quần thể ruộng lúa và chỉ số diện tích lá thay đổi theo từng giống, lượng phân bón và mật độ cấy. Do đó cần phải điều chỉnh các yếu tốđó cho hợp lý để chỉ
số diện tích lá sớm đạt trị số tối ưu nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa tạo điều kiện thuận lợi quá trình quang hợp đạt tối đa và tạo thành các chất hữu cơ.
Vụ xuân năm 2014 thời tiết âm u không có nắng kéo dài sau khi cấy nên ảnh hưởng tới quang hợp của cây lúa và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bộ lá lúa. Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2014 được trình bày ở bảng 3.5.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
Bảng 3.5. Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang
Đơn vị tính: m2 lá/m2đất TT Giống Thời kỳ Đẻ nhánh rộ Bắt đầu trỗ Chín sáp 1 S1 2,3c 3,7bc 3,0bc 2 S2 2,9a 3,4de 2,8cd 3 PKN1 2,6ab 3,0fg 2,9bc 4 PKN2 2,3c 3,9ab 2,6e 5 H8 2,1c 2,9g 2,8cd 6 H7 2,3c 3,5cd 3,1ab 7 D3-5 2,7ab 3,6cd 3,0bc
8 D9-6 2,7ab 4,0a 3,3a
Khang Dân 18 (đ/c) 2,4bc 3,2ef 2,7de
LSD0.05 0,3 0,2 0,2
CV% 8,5 3,0 3,9
Ghi chú: Chữ giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa
Qua theo dõi, xác định chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Thời kỳ đẻ nhánh rộ: Chỉ số diện tích lá của các giống có chênh lệch nhau
đáng kể, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê, dòng S2 có LAI cao nhất đạt 2,9, giống có LAI thấp nhất là giống H8 (2,1 m2 lá/m2đất). - Thời kỳ kết thúc làm đòng: Chỉ số diện tích lá ở tất cả các giống thí nghiệm đạt tối ưu, cao nhất là dòng D9-6(4,0 m2 lá/m2 đất), thấp nhất là giống H8 (2,9 m2 lá/m2 đất). - Thời kỳ kết thúc trổ: LAI ở các giống thí nghiệm giảm so với thời kỳ làm đòng. LAI các giống dao động từ 2,6 m2 lá/m2 đất (PKN2) đến 3,4 m2 lá/m2 đất (D9- 6). Ở thời kỳ này các giống thí nghiệm có LAI so cao hơn so với giống đối chứng(2,7) trừ giống PKN2 và cao hơn ở mức có ý nghĩa thống kê.
Như vây, LAI của các giống tăng từđẻ nhánh đến kết thúc làm đòng và giảm dần đến kết thúc trổ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56