- P1: 100N:80P2O:65K2O P2: 120N:100P2O:80K2O
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.8. Tình hình sâu bệnh trên các giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang
2014 tại Bắc Giang
Sâu bệnh là một trong những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng. Theo thống kê của FAO hàng năm sâu bệnh làm giảm từ 12-14% sản lượng trồng trọt trên thế giới. Do đó nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống là một chỉ tiêu quan trọng đặt ra cho các nhà chọn tạo giống. Một giống chống chịu tốt sẽ giúp cho quá trình sản xuất được thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
Nước ta là nước nhiệt đới nóng ẩm có nhiều điều kiện cho sâu bệnh phát triển nên tình hình sâu bệnh ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Mặt khác trong quá trình sản xuất do người nông dân sử dụng quá nhiều thuốc hoá học làm xuất hiện nhiều chủng sâu bệnh mới với đặc tính kháng thuốc nên tình hình sâu bệnh phức tạp hơn.
Việc sử dụng thuốc hoá học bừa bãi còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người.
Việc nghiên cứu tình hình sâu bệnh của giống sẽ giúp ta có thể biết được giống nào có khả năng chống chịu sâu bệnh, thời điểm gây hại chủ yếu... Để từđó chọn ra những giống thích hợp, bố trí thời vụ hợp lí cũng như có những biện pháp phòng trừ hợp lí để bảo vệ cây và môi trường sống.
Vụ lúa Xuân 2014 ở Tân Dĩnh – Lạng Giang – Bắc Giang đầu vụ có nhiệt độ
thấp, mưa phùn, trời âm u nên đã tạo điều kiện phát sinh một số sâu, bệnh như: bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá…, thời điểm lúa trỗ nhiệt độ tăng thường xuất hiện sâu đục thân, Thời kỳ chín phát sinh rầy nâu, rấy lưng trắng rất mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất của các giống lúa.
Qua theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ
Xuân 2014 chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.8. Qua số liệu bảng 3.8 ta thấy:
- Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guence): Đây là đối tượng gây hại phổ biến trên ruộng lúa và thường gây hại nặng từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc trổ. Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại, sâu nằm trong bao ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá theo dọc gân lá, không ăn biểu bì mặt dưới tạo thành các vệt dọc theo gân lá, các vệt này có thể
nối liền với nhau tạo thành từng mảng. Khi cây lúa bị phá hoại nặng nhìn ruộng lúa bị bạc trắng, nếu gặp mưa nhiều hoặc gặp nước thì lá bị thối nhũn.
Khi lá lúa bị hại sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây ảnh hưởng đến năng suất. Do đó cần theo dõi tình hình sâu ngoài đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ. Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống tham gia thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá gây hại nhẹở mức điểm 1.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Bảng 3.8: Tình hình sâu bệnh trên các dòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ Xuân - 2014 tại Bắc Giang
Chỉ tiêu Giống Sâu cuốn lá nhỏ Rầy nâu Sâu đục thân Đạo ôn lá Đạo ôn cổ bông Khô vằn B ạc lá S1 1 0 0 1 0 1 0 S2 1 0 0 3 0 1 0 PKN1 1 0 0 1 0 1 0 PKN2 1 0 0 1 0 1 0 H8 1 0 0 1 0 1 0 H7 1 0 1 1 0 1 0 D3-5 1 0 0 1 1 1 0 D9-6 1 0 1 1 0 1 0 Khang Dân 18 (đ/c) 1 0 1 3 1 1 0
- Sâu đục thân (Schoenbius incertellus): Sâu đục thân thường gây hại từ lúc mạ
non đến lúc lúa ngậm sữa. Ở thời kỳ mạ sâu tuổi 1 - 2 có thể đục thân mạ gây hiện tượng héo nõn. Khi lúa trỗ sâu đục ống đòng gây hiện tượng bông bạc do đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ xuân 2014 chỉ có 2 dòng là H7 và D9-6 là bị sâu đục thân gây hại ở mức điểm 1 còn lại là không bị gây hại.
- Bệnh đạo ôn (Pyricularia Oryzae): Bệnh gây hại trong suốt cả thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa, hại nặng nhất là giai đoạn trước và sau trổ. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục sau chuyển thành màu xám nhạt, vết bệnh lớn có hình thoi có quầng vàng nhạt giữa vết bệnh có màu xám nhạt. Bệnh có thể gây hại ở các bộ phận: lá, thân, cổ bông và hạt. Tuy vậy bệnh gây hại ở bộ
phận nào cũng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng hạt gạo. Qua số liệu bảng 3.8 thấy có dòng 2 và giống đối chứng Khang dân 18 bị nhiễm đạo ôn lá ở
mức điểm 3, các dòng giống còn lại ở mức điểm 1. Dòng D9-6 và Khang dân 18 bị
nhiễm đạo ôn cổ bông ở mức điểm 1, còn các dòng giống khác không bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
- Bệnh khô vằn (Corticium Sasakii Shirai): Bệnh này thường gây hại từ lúc lúa trổ bông đến chín hoàn toàn. Bệnh có thể gây hại ở tất cả các bộ phận của cây lúa nhưng nặng nhất là ở bẹ lá. Trong điều kiện nóng ẩm mầm bệnh phát triển mạnh, ruộng lúa nhiều hạch nấm lây lan nhanh dễ gây hại trên diện rộng. Vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục có màu lục tối hoặc xám nhạt sau lan rộng tạo thành vằn da hổ dạng đám mây. Khi bệnh nặng cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi. Kết quả
bảng 3.8 cho thấy các dòng giống đều nhiễm nhẹ bệnh khô vằn ( điểm 1).
Nhìn chung các giống khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với giống
đối chứng.
Như vậy trong cùng điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác nhưng các giống khác nhau có mức độ nhiễm sâu bệnh khác nhau. Nhìn chung các giống đều nhiễm sâu bệnh nhưng ở mức độ thấp.