Nghiên cứu về chọn giống lúa kiểu cây mớ

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 34)

Những năm gần đây các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và đưa ra mô hình kiểu cây mới. Dưới đây là các đặc điểm hình thái của mô hình kiểu cây lúa mới (Lu B.R and Lorestto G.C, 1980):

- Khả năng đẻ nhánh thấp (3 - 4 nhánh với gieo vãi và 5 - 8 nhánh đối với cấy). - Không có nhánh vô hiệu - Có từ 200 - 250 hạt/bông - Cao từ 90 - 110 cm - Thân cứng - Lá đứng, dày và xanh đậm - Rễ khoẻ

- Có thời gian sinh trưởng từ 100 - 130 ngày - Chống chịu sâu bệnh tốt

- Chất lượng hạt chấp nhận được

Kiểu cây được đặc trưng nhờ cách kết hợp hài hoà giữa các tính trạng của lá, thân và bông lúa. Các giống khác nhau có nhiều kiểu cây khác nhau.

Dựa vào quan hệ giữa kiểu cây và năng suất Jennings (1979), cho rằng những tính trạng đặc trưng đặc biệt kết hợp với năng suất lúa cao và phản ứng mạnh với đạm mà thường không thấy ở những giống thương mại trồng ở nhiệt đới là:

- Thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 100-125 ngày và không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng.

- Những đặc trưng dinh dưỡng kể cả mọc khoẻ vừa phải và có số nhánh vừa phải, kết hợp với lá tương đối nhỏ, màu lục sẫm, mọc thẳng đứng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

- Thân rạ thấp và cứng để chống được đổ.

- Chống được những nòi nấm, nòi vi khuẩn bạc lá và đạo ôn đã được phát hiện ra. Vào tháng 10-1996, Viện lúa IRRI đã tuyên bố sẽ hoàn tất giống Siêu Lúa qua ba tờ báo New York Times, International Herald Tribune và tạp chí Time. Viện này hy vọng sẽ có giống siêu lúa vào cuối thế kỷ XX. Viện Lúa IRRI đã tạo ra rất nhiều dòng siêu lúa và đã được đem ra thử nghiệm ở nhiều nước trên thế giới. Siêu lúa có những đặc tính sau đây:

- Đâm chồi kém để sản xuất những chồi to và mạnh: 6-10 chồi lúa hữu hiệu (đối với 20 - 25 chồi của giống lúa cải tiến hiện nay).

- Loại bông lúa to với nhiều nhánh đầu tiên: 200 - 250 hạt lúa mỗi bông. - Những bó mạch của cuống bông lúa to để vận chuyển các chất quang hợp

đến hạt lúa.

- Thân lúa dày và cứng có nhiều bó mạch để chống đổ ngã, hỗ trợ bông lúa to và có thể cung cấp nơi tích tụ chất quang hợp.

- Lá dày, xanh đậm và thẳng để nhận ánh sáng tốt hơn và mức độ quang hợp cao hơn trên đơn vị diện tích lá.

- Bẹ của lá cờ xanh đậm để tăng sản xuất chất quang hợp.

- Cây lúa lâu già để tăng sản xuất chất quang hợp và kéo dài thời kỳ làm đầy hạt (grain filling period).

- Mức quang hợp cao và phản xạ ánh sáng thấp để cung cấp chất tinh bột cho bông không bị giới hạn trong mùa mưa.

- Thời gian sinh trưởng trung bình để có tích tụ tinh bột trước khi trổ bông (những giống lúa sớm không có sự tích tụ này).

- Chiều cao cây lúa trung bình với chỉ số thu hoạch HI là 0,55, vì giống lúa nửa lùn có khuynh hướng đâm chồi nhiều: chiều cao từ 90 - 100cm.

- Hệ thống rễ phát triển mạnh. - Chống kháng nhiều loại sâu bệnh. - Chất lượng gạo được chấp nhận.

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 34)