Khả năng tích lũy chất khô của cácdòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 68)

- P1: 100N:80P2O:65K2O P2: 120N:100P2O:80K2O

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.6. Khả năng tích lũy chất khô của cácdòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang

kin v xuân 2014 ti Bc Giang

Chất khô là chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng từđất và quang hợp của cây xanh, trong đó 80-90% chất khô trong cây xanh được tạo thành do quá trình quang hợp. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả năng tích lũy chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Chất khô cây lúa tích luỹ được trước trỗ và quang hợp sau trỗ là hai yếu tố quyết định chủ yếu tới năng suất hạt sau này. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Tân Dĩnh – Lạng Giang – Bắc Giang

Đơn vị tính: g/khóm

TT Giống

Các thời kỳ Đẻ nhánh rộ Kết thúc

làm đòng Thu hoạch

1 S1 2,8ab 12,6ef 25,9a

2 S2 3,0ab 14,8b 24,1ab

3 PKN1 2,8ab 14,2bc 24,2ab

4 PKN2 2,7bc 16,6a 19,8b

5 H8 2,9ab 13,0de 24,6ab

6 H7 2,8ab 13,6cd 20,6ab

7 D3-5 3,1a 15,7a 25,2a

8 D9-6 2,8ab 12,0f 25,1ab

Khang Dân 18 (đ/c) 2,4c 12,4ef 19,8b

LSD0.05 0,3 0,8 5,3

CV% 6,3 3,5 13,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Quabảng 3.6 ta thấy, khối lượng chất khô của các giống tăng dần từ thời kỳđẻ

nhánh rộ và đạt cao nhất vào thời kỳ thu hoạch.

- Thời kỳđẻ nhánh rộ: Bộ lá cây lúa chưa phát triển mạnh, lượng tích lũy chất khô còn thấp. Lượng chất khô tích lũy ở các giống thí nghiệm so với giống đối chứng có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê, cụ thể: thời kỳ này giống có khối lượng chất khô cao nhất là giống D3-5 đạt 3,1 g/khóm, thấp nhất là giống đối chứng Khang dân 18

đạt 2,4 g/khóm. Các giống còn lại có khối lương chất khô tích lũy tương đương nhau. - Thời kỳ kết thúc làm đòng: Bộ lá lúa phát triển mạnh nên lượng chất khô tích lũy ở các giống tăng nhanh, cụ thể: giống có khối lượng chất khô cao nhất là giống PKN2 đạt 16,6 g/khóm và thấp nhất là giống D9-6 đạt 12,0 g/khóm và thấp hơn giống đối chứng Khang dân 18 đạt 12,4 g/khóm. Các dòng giống khác đều đạt cao hơn đối chứng.

- Thời kỳ thu hoạch: Khối lượng chất khô tăng cao và đã có sự khác biệt rõ ràng, sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm cũng theo quy luật như ở thời kỳ làm

đòng. Các giống có khối lượng chất khô khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê, Giống PKN2 đạt thấp nhất (19,8 g/khóm) và bằng đối chứng, các giống còn lại cao hơn đối chứng.

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)