Nghiên cứu về sử dụng phân kal

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 42)

Dinh dưỡng kali là một trong 3 yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây lúa, trước tiên là cây lúa hút kali, sau đó hút đạm. Để thu được 1 tấn thóc, cây lúa lấy đi 22 - 26 kg K2O nguyên chất, tương đương với 36,74 - 43,4 kg KCl (60% K), kali là nguyên tố điều khiển chất lượng tham gia vào các quá trình hình thành các hợp chất và vật chất, kali còn có tác dụng làm tăng tỷ lệ đường, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng nhanh chóng về hoa và tạo hạt.

Năm 1996, Mai Văn Quyền cho biết: Trên vùng đất xám ởĐức Hoà - Long An, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam năm 1993 đã thí nghiệm với 2 giống lúa KSB 218 - 9 - 3 và giống 2B cho thấy ở các công thức bón từ mức 30 đến 120 kg K2O/ha đều làm cho năng suất lúa cao hơn đối chứng từ 15,8 - 32,4% với giống KSB - 218 và từ 6 - 18,7% đối với giống 2B.

Kết quả thí nghiệm của IRRI tiến hành tại 3 điểm khác nhau trong 5 năm (1968 - 1972) cho thấy: Kali có ảnh hưởng rất rõ tới năng suất lúa ở cả 2 vụ trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

năm. Trong điều kiện mùa khô với mức 140N, 60P2O5 và bón 60kg K2O/ha thì năng suất lúa đạt 6,78 tấn/ha, cho bội thu năng suất do bón kali là 12,8 kg thóc/kg K2O. Trong mùa mưa với mức 70N, 610P2O5; bón 60 kg K2O/ha thì năng suất lúa đạt 4,96 tấn/ha cho bội thu năng suất do bón kali trung bình năm vụđạt 440 kg thóc, với hiệu suất phân bón là 6,1 kg thóc/ kg K2O.

Trên đất phù sa sông Hồng, trong thâm canh lúa ngắn ngày, đểđạt được năng suất lúa hơn 5 tấn/ ha ở vụ Mùa và trên 6 tấn/ha ở vụ Xuân, nhất thiết phải bón kali. Để đạt năng suất lúa Xuân 7 tấn/ha thì cần bón 102 - 135 kg K2O/ha/vụ (với mức 193 kg N/ha, 120 kg P2O5/ha) và năng suất lúa vụ mùa đạt 6 tấn cần bón 88 - 107 kg K2O/ha/vụ (với mức 160kg N/ha/vụ, 88kg P2O5/ha/vụ). Hiệu suất phân kali có thểđạt 6,2 - 7,2 kg thúc/ kg K2O (Nguyễn Như Hà, 1999).

Vai trò cân đối đạm và kali càng lớn khi lượng đạm sử dụng càng cao. Nếu không bón kali thì hệ số sử dụng đạm chỉđạt 15 - 30% trong khi bón kali thì hệ số này tăng lên đến 39 - 49%. Như vậy, năng suất tăng không hẳn là do kali (bởi vì bón kali riêng không tăng năng suất) mà là kali điều chỉnh dinh dưỡng đạm, làm cho cây sử

dụng được nhiều đạm và các dinh dưỡng khác nhiều hơn.

Trong vụ Xuân ở miền Bắc, nhiệt độ thấp, thời tiết âm u nên hiệu lực sử

dụng phân kali cao hơn, cho nên cần bón kali nhiều ở vụ này (Nguyễn Văn Bộ và cs., 1998).

Dinh dưỡng kali đối với giống lúa lai. Lúa lai sử dụng kali cao hơn đạm, hút kali mạnh vào giai đoạn lúa làm đòng đến giai đoạn lúa trỗ hoàn toàn. Thời gian lúa hút kali kéo dài hơn lúa hút đạm và lân, lúa hút kali đến cuối thời kỳ sinh trưởng. Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở 2 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Nếu thời kỳđẻ nhánh thiếu kali thì ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tuy nhiên, lúa hút kali nhiều nhất ở thời kỳ làm đòng, từ cuối giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ lúa lai hấp thu kali nhiều hơn lúa thuần. Sau khi trỗ bông, lúa thuần giảm dần hút kali trong khi lúa lai vẫn hấp thu kali mạnh.

Kali được sử dụng, trong nguyên sinh chất tế bào như một tác nhân kích thích các hoạt động chuyển hoá vật chất vô cơ thành hữu cơđồng thời thúc đẩy quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp vận chuyển lên lá, vào hoa và hạt. Sự có mặt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

của kali thời kỳ sau trỗ của lúa lai là một ưu thế thúc đẩy quá trình mẩy của hạt giúp nâng cao năng suất. Lúa lai có khả năng đồng hoá dinh dưỡng cao nhất là đạm với kali. Lượng đạm hút thường trên 20 - 22 kg/tấn thóc và lượng hút kali cũng tương tự. Trong vụ Xuân để đạt năng suất cao thì cần phải bón sớm. Bón kali là yêu cầu bắt buộc với lúa lai ngay cả trên đất giàu kali (Nguyễn Văn Hoan, 2006).

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 42)