Năng suất và các yếu tốc ấu thành năng suất

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 26)

Năng suất được cấu thành bởi ba yếu tố: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Trong cả ba yếu tố trên thì sự đóng góp của số bông/m2 là 74%, hai yếu tố còn lại là 26%. Đồng thời số bông/m2 cũng là yếu tố tương đối dễ điều chỉnh hơn so với hai yếu tố còn lại do số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt

được kiểm soát chặt chẽ bởi yếu tố di truyền.

Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt/bông, nếu vượt quá giới hạn đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ

cho nhiều bông. Theo Đinh Văn Lữ (1978), nếu tăng số bông đến một phạm vi mà số hạt/bông và tỉ lệ hạt chắc giảm ít thì đạt năng suất cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao thì số hạt/bông và tỉ lệ hạt chắc giảm nhiều làm cho năng suất giảm.

Số bông trên đơn vị diện tích gieo cấy phụ thuộc vào mật độ cấy và số dảnh cơ bản khi cấy, còn số hạt trên bông và khối lượng 1000 hạt phụ thuộc lượng dinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

dưỡng mà cây hút được. Vì vậy đểđảm bảo cho quần thể lúa phát triển mạnh, song song với việc tăng mật độ cấy thì phải tăng mức phân bón (Đào Thế Tuấn, 1980).

Theo Phạm Văn Cường và cs. (2005), năng suất hạt của các giống lúa ở các mức đạm khác nhau có tương quan ở mức ý nghĩa với số bông/m2 và số hạt/bông.

Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy số bông có quan hệ nghịch với số

hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt. Còn số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt có mối quan hệ thuận với nhau (Đào Thế Tuấn, 1980). Trong bốn yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/m2 biến động mạnh nhất, nó phụ thuộc vào thời vụ, mật độ

cấy và số nhánh đẻ... tiếp đến là yếu tố số hạt/bông, còn khối lượng 1.000 hạt ít biến động nhất.

Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như

thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm

đòng đến trỗ). Và số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳđầu của quá trình làm đòng (bước 1 - 3 trong vòng từ 7 - 10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa thường bắt đầu vào bước 4 (hình thành nhị và nhụy) và kết thúc vào bước 6, tức là khoảng 10 - 12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận như trời rét, âm u, thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh... ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc điểm của một số giống.

Tỷ lệ hạt chắc/bông: tăng tỷ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỷ lệ

hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỷ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỷ lệ lép sẽ cao. Tỷ lệ lép/bông không chỉ bịảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bịảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỷ lệ lép giao

động tương đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa.

Yếu tố cuối cùng là khối lượng 1.000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1.000 hạt được cấu thành bởi 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.

Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để có một ruộng lúa năng suất cao, giữa các yếu tố phải có sự cân bằng thích hợp. Có thể điều chỉnh cân bằng đó thông qua các biện pháp kỹ thuật thâm canh.

Vũ Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ (1998), cho rằng: Giống lúa bông to, hạt to cho năng suất cao, vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao thường cho quần thể năng suất cũng cao.

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)