Nghiên cứu về sử dụng phân đạm

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 38)

Đạm (N) là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cơ thể sinh vật vì nó là thành phần cơ bản của của protein, nucleotit, AND, ARN và enzym;... Đạm còn là yếu tố

cơ bản tham gia vào quá trình đồng hoá cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Đạm có vai trò hết sức quan trọng trong đời

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

sống của cây lúa. Đạm giữ vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, là một yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào, là một trong những nguyên tố hóa học quan trọng của các cơ quan như rễ, thân, lá, hoa và hạt. Trong vật chất khô của cây trồng có từ 1-5% đạm tổng số (Phạm Văn Cường và cs., 2004). Cây lúa cần

đạm trong suốt quá trình sống đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Do vậy, việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm trong sản xuất lúa là rất cần thiết nhưng phải bón đủ, bón hợp lý, cân đối và đúng cách. Nếu bón phân không cân đối và hợp lý sẽ làm giảm 20 - 50% năng suất (Nguyễn Thị Lan và cs., 2007). Cây trồng được bón đủđạm lá có màu xanh sẫm, sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao, tuy nhiên trong sản xuất không nên bón thừa đạm. Nhu cầu về đạm cho cây lúa có tính chất liên tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng tới lúc chín. Tuy nhiên trong các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa có thời kỳ cần nhiều đạm, có thời kỳ cần ít đạm, đỉnh cao của nhu cầu dinh dưỡng đó là 2 thời kỳđẻ nhánh rộ và làm đòng (Bùi Huy Đáp, 1980).

Cường độ quang hợp có tương quan thuận chặt với hàm lượng đạm trong lá. Nếu hấp thu đạm tốt, cường độ quang hợp sẽ tăng (Trần Anh Tuấn và Phạm Văn Cường, 2008; Tăng Thị Hạnh và cs., 2014). Các giống lúa lai có hiệu suất sử dụng

đạm đối với quang hợp, chất khô tích lũy và năng suất hạt cao hơn của các giống lúa thuần cải tiến và các giống lúa địa phương. (Tăng Thị Hạnh và cs., 2014).

Khi cây được bón đủđạm nhu cầu của tất cả các yếu tố dinh dưỡng khác như

lân và kali đều tăng (Lê Văn Tiềm, 1986).

Ở thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa hút nhiều đạm nhất. Thông thường lúa hút 70% lượng đạm cần thiết trong thời gian đẻ nhánh (Bùi Huy Đáp, 1980), theo S. Yoshida (1985), đạm quyết định tới 74% năng suất. Đạm làm tăng diện tích lá rõ rệt, diện tích lá tăng thì quang hợp tăng làm cho chất khô cũng tăng lên tuy nhiên hiệu suất quang hợp chỉ tăng theo lượng phân đạm bón cho lúa lúc lá còn thấp, khi hệ số lá đã cao đạt trị số cực đại thừa đạm vào lúc này sẽ làm giảm hiệu suất quang hợp và có

ảnh hưởng đến năng suất và tính chống chịu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Cuong Pham Van et al.(2003). Phân tích các bộ phận còn non của cây trồng, người ta thấy trong các bộ phận non hàm lượng đạm nhiều hơn bộ phận già (Bùi Huy Đáp, 1989). Hàm lượng đạm trong các mô còn non từ 5,5-6,5%, vì vậy trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

thực tế cây lúa cần nhiều đạm trong những thời kỳđầu (Lê Văn Chi, 1992).

Thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông, tạo bộ phận sinh sản cây lúa cũng cần đạm. Tuy nhiên lượng đạm cần ít hơn so với giai đoạn đẻ nhánh. Thời kỳ

này cây lúa hút 10-15% lượng đạm, là thời kỳ bón đạm có hiệu quả cao nhất. Nếu bón đạm đầy đủ ở thời kỳ này sẽ làm tăng số gié/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. (Đào Thế Tuấn, 1980).

Liều lượng đạm bón thích hợp cho các giống có nguồn gốc địa phương là 60 (kg) N/ha. Đối với giống lúa thâm canh cao như (CK136) thì lượng đạm bón thích hợp từ 90-120 (kg) N/ha (Nguyễn Thị Lẫm, 1994).

Theo kết quả thí nghiệm của Sinclair năm 1989: Hiệu suất bón đạm cho lúa rất khác nhau: 1kg đạm cho từ 3,1-23 kg thóc.

Thí nghiệm của Ying năm 1998 cho thấy: Sự tích lũy đạm, lân và kali ở các cơ quan trên mặt đất của cây lúa không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tích lũy

ở các giai đoạn tiếp theo.

Theo Koyama (1981), thì: “Đạm là yếu tố xúc tiến quá trình đẻ nhánh của cây, lượng đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiều, tốc độđẻ nhánh lớn nhưng lụi

đi cũng nhiều”. Khi tăng lượng phân đạm bón, LAI, DM và CGR của lúa lai tăng vượt trội so với giống lúa thuần, đặc biệt là ở giai đoạn sau cấy 4 tuần. Khi tăng lượng đạm bón, năng suất của các giống lúa đều tăng, tuy nhiên năng suất của giống lúa lai tăng nhiều hơn so với năng suất của lúa thuần. Năng suất hạt của các giống lúa

ở các mức phân bón có tương quan thuận ở mức có ý nghĩa với LAI và CGR ở giai

đoạn đầu của quá trình sinh trưởng và số bông/m2 và số hạt/bông (Phạm Văn Cường và cs., 2005). Bón lượng đạm cao (120 N, 90 N) cho số nhánh hữu hiệu, sự tích luỹ

chất khô và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu cao hơn so với lượng đạm 60 N (Phạm Văn Cường và cs., 2008).

Với số bông/m2 vai trò của lượng bón đạm cũng đồng biến với kết quả là cao nhất số bông/m2đạt được khi bón 120 kg N và thấp nhất là không bón N. Nhưng số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc chỉ tăng khi lượng bón từ 0 - 90 kg N/ha, còn khi tăng đến 120 kg N/ha các chỉ tiêu này bắt đầu giảm (Nguyễn Thị Lan, Đỗ Thị Hường, 2009). Với giống lúa thuần Xi23 cấy trong vụ xuân 2008 đạm có tác dụng làm tăng số bông/m2, tổng số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất thực thu khi lượng đạm bón tăng.

Viện Nông hoá thổ nhưỡng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đất, mùa vụ và liều lượng phân đạm bón vào đến tỷ lệđạm do cây lúa hút. Không phải do bón nhiều đạm thì tỷ lệđạm của lúa sử dụng nhiều. Ở mức phân đạm 80 kgN/ha, tỷ lệ sử

dụng đạm là 46,6%, so với mức đạm này có phối hợp với phân chuồng tỷ lệđạm hút

được là 47,4%. Nếu tiếp tục tăng liều lượng đạm đến 160N và 240N có bón phân chuồng thì tỷ lệđạm mà cây lúa sử dụng cũng giảm xuống. Trên đất bạc màu, so với

đất phù sa sông Hồng thì hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa thấp hơn. Khi bón liều lượng đạm từ 40N - 120N thì hiệu suất sử dụng phân giảm xuống, tuy lượng đạm tuyệt đối do lúa sử dụng có tăng lên (Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, 1998). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón đạm trên đất phù sa sông Hồng của Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí nghiệm 4 mức đạm từ

năm 1992 đến năm 1994, kết quả cho thấy: Phản ứng của phân đạm đối với cây lúa phụ thuộc vào thời vụ, loại đất và giống lúa (Nguyễn Như Hà, 1999).

Theo Nguyễn Như Hà (1999), khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và

ảnh hưởng của liều lượng đạm tới sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày thâm canh cho thấy: Tăng liều lượng đạm bón ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu.

Với đất phù sa sông Hồng, bón đạm với mức 180kg/ha trong vụ Xuân và 150kg/ha trong vụ Mùa cho lúa lai vẫn không làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên, ở

mức đạm bón 120kg N/ha là cho hiệu quả cao hơn các mức khác (Nguyễn Như Hà, 1999). Thời kỳ bón đạm là thời kỳ rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực của phân để làm tăng năng suất lúa. Với phương pháp bón đạm (bón tập trung vào giai

đoạn đầu và bón nhẹ vào giai đoạn cuối) của Việt Nam vẫn cho năng suất lúa cao, năng suất lúa tăng thêm từ 3,5 tạ/ha .

Kết quả nghiên cứu thời kỳ bón đạm cho thấy rất rõ hiệu quả của phân đạm trên đất phù sa sông Hồng đạt cao nhất ở thời kỳ bón lót từ 50 - 75% tổng lượng

đạm, lượng đạm bón nuôi đòng chỉ từ 12,5 - 25%.

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 38)