Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cácdòng, giống thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 59)

- P1: 100N:80P2O:65K2O P2: 120N:100P2O:80K2O

3.1.2.Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cácdòng, giống thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.2.Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cácdòng, giống thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang

trong điu kin v xuân 2014 ti Bc Giang

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nẩy mầm đến chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, thời vụ gieo cấy, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Vụ xuân, thời gian sinh trưởng của các giống dài hơn so với vụ mùa. Một giống lúa gieo trồng ở vụ

mùa sẽ có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ xuân từ 15- 20 ngày.

Thời gian sinh trởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ

cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để chúng ta giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mặt khác thời gian sinh trưởng của một dòng, giống là tổng thời gian qua các giai đoạn sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

trưởng, phát triển của nó. Nắm được thời gian qua các giai đoạn ta sẽ có biện pháp thích hợp nhất cho từng giai đoạn đó để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.

Hiện nay, nhu cầu có bộ giống ngắn ngày tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc từ (100-115 ngày trong vụ mùa, 130-140 ngày trong vụ xuân) càng trở nên cấp bách. Nếu có được bộ giống này người nông dân có thể gia tăng diện tích trà xuân sớm và mùa sớm, để từđó chủđộng bố trí cơ cấu cây trồng khác trong cơ cấu luân canh. Đồng thời, người nông dân chủ động bố trí thời vụ để né tránh thiên tai.

Với vai trò quan trọng như vậy nên việc theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng, giống là rất quan trọng. Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân 2014 tại Bắc Giang

Đơn vị: ngày TT Giống Từ gieo đến cấy

Các giai đoạn sinh trưởng Từ cấy đến BRHX Từ BRHX đến BĐĐN Từ BĐĐN đến KTĐN Từ cấy đến trỗ 10% Từ trỗ 10% đến trỗ 80% Từ trỗ đến chín TTG ST 1 S1 39 8 10 22 75 7 25 146 2 S2 39 8 10 25 76 7 26 148 3 PKN1 39 8 10 25 81 7 28 155 4 PKN2 39 8 10 22 76 7 26 148 5 H8 39 8 10 26 87 8 26 160 6 H7 39 8 11 22 75 6 30 150 7 D3-5 39 8 10 22 74 7 28 148 8 D9-6 39 8 10 23 75 7 25 146 Khang Dân18(đ/c) 39 8 10 23 76 7 26 148

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Thời gian từ cấy đến bén rễ trồi xanh(BRHX) của các dòng giống nhau và bằng đối chứng là 8 ngày. Như vậy thời gian này là dài trong điều kiện nhiệt độ đã bắt đầu tăng ở đầu tháng 3. Sở dĩ như vậy là do giai đoạn mạ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp trong thời gian dài làm cây lúa có sức sống giảm.

Sau thời kỳ bén rễ trồi xanh, cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh. Thời gian này nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh. Các dòng, giống tham gia thí nghiệm vụ xuân 2014 bắt đầu đẻ nhánh(BĐĐN) từ 10-11 ngày sau cấy không có sự chênh lệch lớn giữa các dòng giống thí nghiệm.

Thời gian đẻ nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào mùa vụ, bản chất di truyền của giống và kỹ thuật canh tác. Nhưng nếu nắm được đặc điểm, cũng như quy luật đẻ

nhánh của từng giống, thì chúng ta cũng có thể có các biện pháp kỹ thuật phù hợp

đểđiều khiển sựđẻ nhánh theo ý muốn, tránh được tình trạng đẻ nhánh lai rai tạo ra nhánh vô hiệu nhiều làm ảnh hưởng lớn đến năng suất. Theo số số liệu bảng 3.2 ta thấy: thời gian đẻ nhánh của các dòng biến động từ 22 ngày đến 26 ngày, của giống

đối chứng là 23 ngày.

Theo Bùi Huy Đáp (1978), thì vụ xuân thời gian đẻ nhánh không quá 40 ngày là tốt. Như vậy, tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian đẻ

nhánh ngắn, tập trung. Đó là một đặc điểm rất được quan tâm trong công tác chọn giống hiện nay nhất là trong mô hình giống có kiểu cây mới mà các nhà chọn giống

đã và đang chọn tạo. Bởi vì giống có thời gian đẻ nhánh ngắn, tập trung thì sẽ nâng cao được tỷ lệ nhánh hữu hiệu, đồng thời hạn chếđược nhánh vô hiệu làm giảm sự

tiêu hao dinh dưỡng và sự phát sinh, phát triển của dịch hại.

Sau quá trình đẻ nhánh cây lúa bước vào giai đoạn đứng cái, làm đòng và trỗ. Thời gian từ cấy đến trỗ là một chỉ tiêu quan trọng mà trong công tác chọn giống cần phải quan tâm, để bố trí thời vụ sao cho khi lúa trỗ gặp điều kiện thích hợp nhất đểđạt năng suất cao nhất. Thời gian này dài, ngắn phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác và tình hình sinh trưởng của mạ trước khi cấy.Qua bảng 3.2 ta thấy: Thời gian từ cấy đến trỗ của các dòng biến động từ 74 ngày đến 87 ngày (dòng H8) của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

giống đ/c là 76 ngày.

Thời gian trỗ là một chỉ tiêu chính xác đánh giá độ thuần của giống. Thời gian trỗ càng ngắn càng tốt, ngược lại thời gian trỗ càng kéo dài dẫn đến gặp điều kiện bất lợi như nhiệt độ thấp, mưa bão, sâu bệnh và đặc biệt là làm cho lúa chín không đều ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch và làm giảm chất lượng lúa gạo.

Theo số liệu bảng 3.2 cho thấy: Thời gian trỗ của các dòng và của giống đối chứng vụ xuân 2014 đạt mức trung bình là 7-8 ngày. Thời gian trỗ kéo dài có thể giải thích là do vụ xuân 2014 từ khi cấy trời rất ít nắng và thời tiết âm u kéo dài nên các nhánh lúa phát triển không đồng đều.

Thời gian từ khi trỗ đến khi chín tương đối đồng đều nhau biến động từ 25- 30 ngày, của giống đối chứng là 26 ngày và có sự chênh lệch giữa các dòng, giống thí nghiệm.

Sự khác nhau giữa các giai đoạn sinh trưởng của các dòng dẫn đến thời gian sinh trưởng của chúng cũng khác nhau. Nhìn chung thời gian sinh trưởng của các dòng, giống biến động từ 146-160 ngày, của giống đối chứng là 148 ngày dài hơn trung bình các năm do thời gian mạ bị kéo dài bởi đợt rét cuối tháng 2 và thời tiết âm u suốt tháng 4. Có 2 dòng có thời gian sinh trưởng ngày ngắn hơn giống đối chứng là dòng S1 và D9-6. Có 3 dòng, giống có thời gian sinh trưởng 148 ngày bằng với giống đối chứng là dòng S2 và PKN2, D3-5. Có 4 dòng có thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng, dòng H7 có thời gian dài nhất và dài hơn đối chứng 12 ngày.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 59)