Tính chống chịu sâu bệnh của cây lúa

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 29)

Sâu và bệnh là hai kẻ thù làm giảm đáng kểđến năng suất và phẩm chất nông sản. Lúa là đối tượng của nhiều loại dịch hại, chúng có khả năng gây thiệt hại nặng

đến năng suất, nhiều năm ở nhiều nơi dịch hại có thể làm mất mùa trắng. Ở một số

nước trên thế giới, thiệt hại do sâu bệnh trung bình làm giảm từ 20 - 30% tiềm năng năng suất, có trường hợp tỷ lệ này còn cao hơn. Đối với Việt Nam là một nước nhiệt

đới nóng ẩm mưa nhiều đây là điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển và cũng là điều kiện thích hợp cho tập đoàn sâu bệnh gây hại phát triển, có những vùng không được thu hoạch. Theo Hồ Khắc Tín (1982), hàng năm sâu bệnh làm thiệt hại mất tới 26,70% năng suất cây trồng. Theo Hà Quang Hùng (1998), ở

nước ta hàng năm có khoảng 30 vạn ha lúa (chiếm 30% diện tích gieo trồng) bị sâu bệnh phá hại, riêng ở miền Bắc sâu bệnh làm tổn thất khoảng 1,2 triệu tấn thóc.

Nguyễn Công Thuật (1996), cho rằng: năm 1996 nước ta đã phát hiện có khoảng 40 loài sâu bệnh hại lúa. Căn cứ vào mức độ gây hại trên cây trồng có một số loài gây hại chính: rầy nâu (Nilaparvata lugens), sâu cuốn lá nhỏ

(Cnaphalocrocis medinalis guenee), sâu đục thân (Scirpophaga incertulas) và rất nhiều bệnh như: bệnh đạo ôn (Pyricularia Oryzae), bệnh bạc lá (Xanthomonas campestris pv. Oryzae) (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999). Để giải quyết vấn

đề này, việc tạo ra những giống chống chịu sâu bệnh là vấn đề vô cùng quan trọng,

đểđảm bảo ổn định sản lượng lúa.

Phan Hữu Tôn (2000), dùng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

kiểm tra 145 giống lúa địa phương, nghiên cứu thấy có 12 giống chứa gen Xa-5 và không có giống nào chứa gen Xa-13Xa-21. Cũng theo Phan Hữu Tôn (2002 – 2004), hiện nay bộ môn Công nghệ sinh học và Phương pháp thí nghiệm đã phân lập được 10 chủng đang tồn tại ở miền bắc Việt Nam.

Theo Yoshida (1979), thì hàm lượng silic trong cây càng cao thì tính mẫn cảm với sâu đục thân càng giảm và có khả năng chống chịu sâu đục thân.

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 29)