Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 52)

- P1: 100N:80P2O:65K2O P2: 120N:100P2O:80K2O

2.5.3.Các chỉ tiêu về sinh trưởng

* Động thái tăng trưởng chiều cao (cm/cây):

Tiến hành đo sau khi bén rễ hồi xanh và đo định kỳ 10 ngày/lần, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây.

* Động thái đẻ nhánh (nhánh/khóm):

Theo dõi và đếm số nhánh 10 cây ngẫu nhiên, định kỳ 10 ngày/lần cho đến lúc các nhánh thành bông.

Xác định: Số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu.

* Kích thước lá đòng: Đo chiều dài, chiều rộng của 5 lá đòng trên một ô theo 5

điểm chéo góc, mỗi điểm 1 cây và lấy trung bình vào giai đoạn làm đòng, đơn vị tính là cm.

- Chiều dài lá đòng đo từ cổ lá đến chóp lá vào giai đoạn làm đòng, ba lần lặp lại tính trung bình.

- Chiều rộng lá đòng đo chỗ to nhất của lá đòng vào giai đoạn làm đòng, ba lần lặp lại tính trung bình.

* Chỉ số diện tích lá (LAI): Theo dõi ở 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh rộ, khi trỗ và chín sáp. Tính chỉ số diện tích lá theo phương pháp cân nhanh. Lấy 3 khóm lúa, cắt lá dải trên 1dm2, cân 1dm2 đó (P1) sau đó cân toàn bộ phiến lá (P2), từđó tính diện tích lá của mỗi khóm lúa (P2/P1/100) rồi nhân với mật độ ta có LAI = số m2 lá/m2đất.

* Khả năng tích luỹ chất khô các thời kỳ (g/khóm): Thời kỳ đẻ nhánh, thời kỳ trỗ

bông và thời kỳ thu hoạch. Lấy phần trên mặt đất sau đó đem phơi dưới ánh sáng mặt trời và sấy ở 80 0C cho đến khi trọng lượng không đổi, sau đó cân trọng lượng khô, tính trung bình từng lần lặp lại sau đó tính trung bình 3 lần lặp lại, đơn vị tính bằng gam.

* Hệ số kinh tế ( Chỉ số thu hoạch): Lấy 10 khóm lúa, thu toàn bộ các bộ phận trên mặt đất phơi khô đến độẩm không thay đổi rồi cân cả thóc và rơm rạ

Khối lượng thóc

Hệ số kinh tế HI= --- Năng suất sinh vật học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Một phần của tài liệu tuyển chọn và xác định mật độ cấy, lượng phân bón phù hợp cho dòng, giống lúa mới tại bắc giang (Trang 52)