Thời điểm giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 66)

Việc xác định thời điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa khẳng định sự tồn tại của hợp đồng vào một thời điểm cụ thể. Nếu không xác định được thời điểm ký kết hợp đồng thì việc thực hiện hợp đồng đó có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp phát sinh các tranh chấp về hợp đồng giữa các bên. Thông thường, thời điểm ký kết hợp đồng là thời điểm được xác định làm căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Thời điểm ký kết hợp đồng có thể nói là không giống nhau trong hệ thông pháp luật khác nhau. Theo quy định của các nước châu Âu lục địa cũng như Công ước Viên 1980 ( Điều 23) thì hợp đồng được ký kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng. Pháp luật Anh – Mỹ thì quy định hợp đồng được ký kết tại thời điểm và tại địa điểm khi chấp nhận giao kết hợp đồng được bên được đề nghị gửi cho bưu điện không phụ thuộc vào việc người đề nghị có nhận được nó hay không. Thuyết này gọi là thuyết tống phát (mail – box theory). Theo đó thì bưu điện được coi là một loại đại diện của người đề nghị [7, tr. 97].

Công ước Viên 1980 quy định về thời điểm ký kết hợp đồng tại Điều 23. Thông thường, đối với giao dịch trực tiếp thì hợp đồng được coi là đã ký

kết là thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các nội dung trong chào hàng. Thông báo chấp nhận này phải được gửi trong thời hạn chào hàng còn hiệu lực.

Như vậy, nếu trong trường hợp ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt, để xác định được thời điểm hợp đồng được ký kết các bên phải quan tâm đến hai yếu tố quan trọng. Yếu tố thứ nhất là bên chào hàng phải nhận được sự tuyên bố hoặc hành động nào đó thể hiện sự chấp nhận vô điều kiện của bên được chào hàng. Yếu tố thứ hai là việc nhận được sự chấp nhận đó của bên được chào hàng phải trong thời hạn chào hàng còn hiệu lực.

Bên cạnh đó việc xác định thời điểm hợp đồng được ký kết cũng tùy thuộc vào hình thức và nội dung mà các bên quy định. Hợp đồng được voi là đã ký kết khi bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận vô điều kiện đơn chào hàng của bên được chào hàng. Hợp đồng coi như đã được ký kết khi bên được chào hàng thực hiện những hành vi nhất định trong thời hạn chào hàng có hiệu lực, mà không phải gửi thông báo chấp nhận đơn chào hàng đến tay người chào hàng.

Theo PICC, hợp đồng có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (khoản 2, Điều 2.6). Trong trường hợp đặc biệt, việc giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một hành vi cụ thể mà không cần thông báo cho bên đề nghị biết (khoản 3, Điều 2.6 của PICC). Trong trường hợp này thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm hành vi cụ thể đó được tiến hành.

Tóm lại, thời điểm hợp đồng được ký kết phụ thuộc vào hình thức giao kết, sự thỏa thuận của các bên và trên cơ sở những quy định của Công ước Viên 1980 hoặc của các văn bản pháp luật khác mà các bên thống nhất lựa chọn. Tuy nhiên, dù dựa trên cơ sở nào thì nội dung của giao kết phải thể hiện được đầy đủ sự thống nhất ý chí của các bên về những điểm chung của

hợp đồng, đồng thời phải thể hiện được ý chí muốn ràng buộc mình vào hợp đồng đó.

CHƢƠNG 3

KIẾN NGHỊ ĐỐI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

Nghiên cứu so sánh các qui định và khuynh hướng phát triển, cũng như những phức tạp lớn của Công ước Viên 1980 với các qui định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, Luận văn xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể sau đây:

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)