2.3.1.Khái niệm chấp nhận đề nghị theo Công ƣớc Viên 1980
Đề nghị giao kết hợp đồng (chào hàng) của một bên với mong muốn ràng buộc mình vào nghĩa vụ với bên được đề nghị thông qua xác lập mối quan hệ hợp đồng. Do đó, nếu đề nghị được chấp thuận vô điều kiện thì
đương nhiên hợp đồng giữa các bên đã được ký kết. Ngược lại, nếu bên được đề nghị không chấp thuận vô điều kiện chào hàng hoặc không chấp nhận một nội dung cơ bản của chào hàng thì hợp đồng đã không được xác lập giữa các bên.
Theo Công ước Viên 1980 , chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí của người được chào hàng đồng ý với những điều kiện của người chào hàng. Về mặt pháp lý một chấp nhận chỉ có giá trị làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi người chào hàng nhận biết được sự chấp nhận của người được chào hàng. Sự chấp nhận của người được chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện dưới một hành vi nhất định (khoản 1, Điều 18, Công ước Viên 1980). Hành vi này được thể hiện dưới dạng một hành động hoặc một lời nói mang tính chất tuyên bố. Ví dụ như chuyển hàng theo địa điểm ghi trong hóa đơn chào hàng hoặc thanh tóan trước về giá cả hàng hóa một phần hoặc toàn bộ. Sự im lặng hoặc không hành động của người được chào hàng sẽ không mặc nhiên có giá trị như một sự chấp nhận. Quy định trên xuất phát từ nguyên tắc “bản thân sự im lặng hoặc bất tác vi không phải là sự chấp nhận”. Tất nhiên câu trả lời sẽ khác đi nếu các bên thoả thuận rằng sự im lặng là chấp nhận, hoặc sự im lặng này đã được thực hiện trong nhiều lần giao kết hợp đồng trước đó. Trong trường hợp nội dung chào hàng lần đầu tiên có quy định rằng, chào hàng sẽ được coi là chấp nhận nếu bên được chào hàng không trả lời, nếu quy định như vậy sẽ không được công nhận. Vì việc nêu trong chào hàng như vậy là ý chí đơn phương của bên chào hàng mà không có sự thỏa thuận trước của các bên. Hơn thế, người được chào hàng không được tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị mà còn có quyền bỏ qua không để ý đến đề nghị này.
Chấp nhận chào hàng có hai loại là chấp nhận vô điều kiện và chấp nhận có sửa đổi, bổ sung. Chấp nhận vô điều kiện là sự chấp nhận hoàn toàn
các điều kiện mà bên chào hàng đưa ra trong lời chào hàng. Với trường hợp này thì đương nhiên hợp đồng sẽ được giao kết.
Chấp nhận có điều kiện là trong một số trường hợp bên được chào hàng không chấp nhận toàn bộ nội dung của chào hàng. Nếu bên được chào hàng đưa ra một số điều kiện mới, mà những điều kiện mới này không làm thay đổi nội dung chủ yếu của chào hàng thì việc chấp nhận này cũng có giá trị như một chấp nhận toàn bộ. Trong trường hợp này, nếu bên chào hàng không phản đối ngay lập tức các điều kiện sửa đổi, bổ sung đó thì hợp đồng đó sẽ được giao kết. Những sửa đổi, bổ sung này cùng với nội dung của chào hàng sẽ trở thành nội dung của hợp đồng.
Công ước Viên 1980 quy định một thông báo trả lời tỏ ý chấp nhận chào hàng nhưng có những sửa đổi, bổ sung vẫn được coi là một chấp nhận chào hàng nếu những sửa đổi, bổ sung đó không làm thay đổi tính chất những điều kiện của chào hàng (trừ trường hợp người chào hàng ngay lập tức thông báo không đồng ý về những sửa đổi đó). Những sửa đổi, bổ sung liên quan đến các nội dung (nhưng không giới hạn ở) giá cả, thanh toán, chất lượng, số lượng của hàng hoá, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của một bên đối với bên kia hay việc giải quyết tranh chấp được coi là những sửa đổi, bổ sung làm thay đổi tính chất các điều khoản của chào hàng.
Với quy định như vậy, tám nội dung trên thường được xem là những nội dung cơ bản (chủ yếu) của chào hàng hay của hợp đồng. Đó là những nội dung quan trọng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Nhưng đó không phải là những nội dung bắt buộc của chào hàng hay hợp đồng, khác với ba nội dung bắt buộc để một đề nghị (thoả mãn hai điều kiện còn lại) được coi là một chào hàng.
2.3.2.Hiệu lực của chấp nhận chào hàng
Về mặt pháp lý thì một chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi nó được gửi tới tay người chào hàng. Tuy nhiên, một chấp nhận chào hàng chỉ phát sinh hiệu lực khi nó tới tay người chào hàng nếu thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Chấp nhận chào hàng;
+ Chấp nhận phải được gửi trong thời gian quy định hoặc trong thời gian hợp lý.
Chấp nhận chào hàng phải được gửi trong thời gian quy định hoặc trong thời gian hợp lý. Trong thời gian quy định là thời gian mà bên chào hàng nêu rõ trong chào hàng của mình. Với mỗi loại chào hàng khác nhau, với mỗi hoàn cảnh khác nhau thì thời hạn chấp nhận chào hàng được quy định khác nhau.
Theo Điều 15, Công ước Viên 1980, chào hàng bắt đầu có hiệu lực kể từ khi bên được chào hàng nhận được chào hàng. Nhưng theo Điều 20 của Công ước này, thời hạn để chấp nhận chào hàng bằng thư, điện tín lại “bắt đầu từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc từ ngày ghi trên thư hoặc nếu không có ngày đó thì là ngày ghi trên bì thư” và thời hạn để chấp nhận chào hàng bằng điện thoại, telex hoặc phương tiện thông tin tức thời khác thì “bắt đầu từ thời điểm chào hàng tới nơi người được chào hàng”. Phải chăng hai quy định này của Công ước này mâu thuẫn với nhau?
Rõ ràng một thông báo chấp nhận tới nơi người chào hàng trước khi chào hàng có hiệu lực thì chưa thể coi là một chấp nhận (chào hàng). Nhưng một chấp nhận như vậy sẽ trở nên có hiệu lực khi chào hàng bắt đầu có hiệu lực, vì nó đảm bảo trong thời hạn hiệu lực của chào hàng thì chấp nhận đó đã tới nơi người chào hàng. Chính vì vậy, Điều 18, Công ước Viên 1980 quy định “chấp nhận chào hàng có hiệu lực kể từ khi nó tới nơi người chào hàng” - mà nếu chỉ dừng ở đây thì rõ ràng mâu thuẫn với Điều 20, tuy nhiên
Điều 18 còn quy định: “Chấp nhận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu nó không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn quy định trong chào hàng hoặc, nếu không có thời hạn đó, thì trong khoảng thời gian hợp lý”. Nếu như quy định chào hàng có hiệu lực kể từ khi nó được gửi đi thì chưa hẳn có lợi cho bên được chào hàng. Nhưng ngược lại sẽ bất lợi cho người chào hàng trong trường hợp vì lý do nào đó chào hàng tới nơi người được chào hàng rất muộn. Có lẽ vì lý do này mà thời hạn chấp nhận chào hàng theo Công ước Viên 1980 (Điều 20) được chia thành hai trường hợp theo phương thức trên. Thêm nữa một thời hạn hợp lý được xác định là thời hạn hiệu lực của chào hàng được xác định trên cơ sở căn cứ vào nhiều tình tiết, trong đó có tốc độ truyền tin của phương tiện truyền tin. Điều đó đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên một cách hợp lý.
Luật Thương mại 1997 có quy định về “thời hạn trách nhiệm” của bên chào hàng và bên chấp nhận chào hàng (Điều 53). Nhưng thời hạn trách nhiệm của các bên và thời hạn hiệu lực là không đồng nhất. Bởi vì một chấp nhận chào hàng được gửi đi sẽ ràng buộc trách nhiệm của bên chấp nhận nhưng không thể có hiệu lực nếu không tới nơi bên chào hàng. Hơn nữa, dựa vào quy định về thời điểm ký kết hợp đồng (“hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng” (Điều 55) thì có thể suy luận rằng chấp nhận chào hàng có hiệu lực kể từ khi bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận chứ không phải từ khi nó được gửi đi.
Tóm lại, theo Công ước Viên 1980: chào hàng có hiệu lực kể từ khi nó tới nơi người được chào hàng nhưng thời hạn để chấp nhận chào hàng được bắt đầu từ khi chào hàng được gửi đi đối với thư, điện tín và từ khi chào hàng tới nơi người được chào đối với các phương tiện truyền thông tức
thời;thời hạn hiệu lực của chào hàng được người chào ấn định hoặc là một khoảng thời gian hợp lý; chấp nhận chào hàng có hiệu lực kể từ khi nó tới nơi người chào hàng trong thời hạn hiệu lực của chào hàng. Theo Luật Thương mại 1997 chào hàng sẽ có hiệu lực kể từ khi nó được gửi đi mà không phân biệt hình thức truyền tin và có hiệu lực trong vòng 30 ngày nếu không có quy định khác. Với quy định như vậy, Công ước Viên 1980 cho phép các bên có thể thu hồi chào hàng và chấp nhận chào hàng nếu thông báo thu hồi đến trước hoặc cùng lúc với chào hàng và chấp nhận chào hàng (tức là khi chúng chưa có hiệu lực). Luật Thương mại 1997 không quy định như vậy khi đã quy định thời hạn trách nhiệm của các bên là từ khi chào hàng và chấp nhận chào hàng được gửi đi.
Trong thời gian chờ chấp nhận chào hàng nếu các ngày lễ chính thức hay những ngày nghỉ việc thì không được tính những ngày đó vào trong khoảng thời gian này. Nhưng có trường hợp ngày cuối cùng của thời gian chờ chấp nhận chào hàng rơi vào những ngày đó mà trụ sở thương mại của bên chào hàng nghỉ không làm việc, như vậy thông báo chấp nhận chào hàng sẽ không thể giao được cho bên chào hàng. Vì vậy, ngày cuối cùng của chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày nghỉ đó.
Trong trường hợp nội dung của chào hàng không quy định cụ thể thời hạn thì chấp nhận chào hàng của bên được chào hàng phải được gửi cho bên chào hàng trong thời gian hợp lý tính trên cơ sở xem xét theo phương thức thông tin liên lạc giữa các bên. Nếu chào hàng bằng lời thì phải trả lời ngay là có chấp nhận hay không, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt mà các bên phải thực hiện những vấn đề trước đó hay các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Chào hàng bằng phương tiện thông tin khác thì thời gian hợp lý là thời gian có tính đến các tình tiết của giao dịch. Các tình tiết của giao dịch
được xem xét là toàn bộ hoàn cảnh của việc giao dịch nhằm xác định mức độ khẩn thiết của việc chuyển thông tin giữa các bên. Nó bao gồm nhiều yếu tố như tập quán hoặc thói quen của các bên trong việc giao dịch này, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, đồng thời cả tốc độ của các phương tiện thông tin mà bên chào hàng đã sử dụng. Sau khi xác định được bối cảnh chung như vậy thì mới có thể xác định được thời gian hợp lý cho việc chuyển một chấp nhận chào hàng trong tổng thể thời gian của giao dịch.
Đơn chấp nhận chào hàng phải được gửi đến cho người chào hàng đúng thời hạn mà người chào hàng đã đưa ra. Đây là một yêu cầu mang tính pháp lý bắt buộc người được chào hàng phải được tôn trọng. Tuy nhiên, theo các quy định của Công ước Viên 1980 thì không phải mọi đơn chấp nhận chào hàng của người được chào hàng bị chậm so với thời gian quy định đều coi là mất hiệu lực.
Trong một số trường hợp nhất định thì chấp nhận chào hàng chậm vẫn có hiệu lực (khoản 1, Điều 21, Công ước Viên 1980). Thứ nhất, trong trường hợp đơn chấp nhận chào hàng đã bị chậm so với thời gian quy định nhưng bên chào hàng đã ngay lập tức thông báo cho bên được chào hàng đồng ý chấp nhận sự chậm trễ của bên được chào hàng. Việc thông báo này có thể được thực hiện bằng lời hoặc bằng các hình thức khác nhưng phải không chậm trễ. Vì thế, trong trường hợp này, chấp nhận chào hàng đến chậm nhưng vẫn có hiệu lực như một chấp nhận chào hàng đúng hạn. Thứ hai, một chấp nhận chào hàng đến chậm nhưng vẫn được coi là có hiệu lực nếu trong điều kiện chuyển giao bình thường thì thông báo chấp nhận chào hàng này rõ ràng đến đúng hạn. Tuy nhiên, thông báo này vẫn có thể bị coi là vô hiệu nếu bên chào hàng thông báo ngay cho bên được chào hàng bằng lời hoặc bằng văn bản biết rằng chào hàng của mình đã hết hiệu lực. Việc chào hàng
đến muộn là do những lý do khách quan mà không có lỗi của bên gửi thông báo chấp nhận chào hàng trong sự chậm trễ đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Công ước Viên 1980 cũng đặt ra một vấn đề tiềm ẩn cho chính sự tranh chấp của các bên sau này. Bên chào hàng còn phải gánh thêm trách nhiệm là đánh giá các chấp nhận chào hàng có bị chậm trễ do những nguyên nhân khách quan không. Trong điều kiện bình thường thì những chấp nhận chào hàng này đã đến đúng hạn. Việc nhận định điều kiện bình thường của một loại hình thông tin liên lạc đã vốn rất khó khăn, bởi phụ thuộc vào một phần hiểu biết của người gửi đối với loại thông tin liên lạc đó. Nhưng điều này chưa đủ mà còn phải tính tới điều kiện cơ sở hạ tầng và con người của loại hình thông tin liên lạc đó. Điều này lại càng khó khăn hơn bởi đây là trong quan hệ giao dịch thương mại quốc tế nên việc hoàn cảnh địa phương hoặc vùng, miền của nhau là điều không dễ dàng.
Ví dụ như việc gửi thư ở mỗi quốc giao kết có thời hạn chuyển giao thư khác nhau trong các vùng, miền. Giữa các vùng miền đã có sự khác nhau và giữa các quốc gia lại càng nhiều sự khác nhau hơn. Chính vì các bên không hiểu được sâu sắc việc chuyển giao thông báo trong điều kiện không bình thường như thế nào. Chính việc không đánh giá được điều kiện chuyển giao mà Công ước Viên 1980 cho phép hợp đồng có thể giao kết nên rất dễ dẫn tới những tranh chấp phát sinh sau này giữa các bên.
Như đã đề cập, một chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được gửi tới tay người chào hàng. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt một chấp nhận chào hàng không được gửi tới tay người chào hàng vẫn có giá trị pháp lý. Đó là trường hợp dựa trên cơ sở mối quan hệ qua lại hoặc dựa theo tập quán giữa các bên, mà bên chào hàng thể hiện sự đồng ý chấp nhận chào hàng qua một hành vi khác trong thời gian được quy định hoặc
thời gian hợp lý. Thay vì hành vi thông báo chấp nhận chào hàng thì bên được chào hàng thực hiện một hành vi khác. Hành vi đó có thể là chuyển một số tiền vào tài khoản của bên kia hoặc lấy một phần hàng. Điểm lưu ý trong trường hợp này là mọi hành vi của bên được chào hàng đã thực hiện phải nằm trong thời gian có hiệu lực của chào hàng. Điều này nhằm đảm bảo rằng hành vi mà bên được chào hàng thực hiện là thể hiện sự chấp nhận đơn chào hàng của bên chào hàng. Nếu hành vi này diễn ra sau thời hạn mà bên chào hàng đã quy định thì nó hoàn toàn không có ý nghĩa chấp nhận đơn chào hàng đó.
Với nhiều lý do khác nhau thì một chào hàng cũng có thể bị thu hồi hoặc hủy bỏ. Tương tự như vậy thì một chấp nhận chào hàng cũng có nhiều lý do để có thể bị hủy bỏ.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 22, Công ước Viên 1980, chấp nhận chào hàng có thể bị hủy bỏ nếu thông báo không chấp nhận tới tay người