Chấp nhận chào hàng: So sánh với PICC

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 59)

Theo PICC, một chấp nhận chào hàng có thể được thực hiện dưới các hình thức như lời nói, hành vi cụ thể hay bằng văn bản (khoản 2, Điều 2.6). Dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào thì mọi chấp nhận chào hàng phải nói lên được sự đồng ý giao kết hợp đồng đó. Trường hợp này yêu cầu sự thể hiện ý chí đồng ý phải tới được bên đề nghị giao kết, hay nói cách khác là bên đề nghị giao kết phải biết được sự chấp nhận này. Ngoại trừ trường hợp các bên đã thỏa thuận, đã tồn tại một tập quán hay quy ước rằng sự im lặng hay sự không hành động khi nhận được một đề nghị giao kết là chấp nhận đề nghị giao kết. Còn lại các trường hợp khác thì sự im lặng và sự không hành động không thể được diễn giải là chấp nhận đề nghị giao kết. Sẽ là không phù hợp nếu người đưa ra đề nghị giao kết quy định trong đề nghị rằng sự im lặng hoặc không hành động của bên nhận được đề nghị là chấp nhận giao kết. Bởi bên đối tác được quyền chủ động trong việc chấp nhận đề nghị giao kết hay không. Bên đối tác có thể bỏ qua hoặc từ chối một đề nghị như vậy.

Tại khoản 3, Điều 2.6 nêu một trường hợp khác mà sự đồng ý giao kết hợp đồng có thể được thực hiện mà không cần thông báo cho bên đề nghị biết. Đó là trường hợp bên nhận được đề nghị thực hiện một công việc cụ thể để thể hiện sự đồng ý của mình. Việc thực hiện này phải được nêu trong đề

nghị giao kết, được tồn tại theo quy ước đã được xác lập giữa các bên hoặc có thể theo tập quán của các bên đã có. Điều này của PICC tương ứng với khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 28, Công ước Viên 1980.

Thời hạn chấp nhận đề nghị được nêu tại Điều 2.7 của PICC mà theo đó, đối với đề nghị giao kết hợp đồng bằng lời nói thì phải được trả lời ngay, ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác. Các đề nghị khác cần được gửi đến hoặc tiến hành chấp nhận trong thời hạn quy định. Nếu trong đề nghị không quy định thời hạn thì chấp nhận đề nghị phải được gửi đến hoặc được tiến hành trong khoảng thời gian hợp lý phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Bên tiến hành chấp nhận giao kết hợp đồng phải xem xét đến tốc độ truyền tin mà bên gửi đề nghị giao kết hợp đồng đã tiến hành.

Trường hợp đặc biệt mà việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được tiến hành bằng việc thực hiện một công việc cụ thể, thì công việc này phải được thực hiện trong thời hạn đã được xác định trong đề nghị. Một vấn đề đặt ra là thời điểm bắt đầu để chấp nhận giao kết hợp đồng được tính từ thời điểm nào? Tại Điều 2.8 của PICC quy định đối với các phương tiện trực tiếp trao đổi thông tin, thời gian này được tính từ lúc bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng. Đối với điện báo, tính từ lúc bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng được tính từ khi bức điện báo đó được yêu cầu gửi đi hoặc ngày gửi thư hoặc theo dấu bưu điện. Trong thời hạn chấp nhận, các ngày lễ, ngày nghỉ không giao dịch cũng được tính vào thời hạn này, tất nhiên là trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc tập quán, quy ước không có quy định khác. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn chấp nhận mà trùng vào ngày lễ, ngày không làm việc tại địa chỉ được nêu để chấp nhận đề nghị giao kết thì thời hạn đó được kéo dài đến ngày giao dịch đầu tiên kế tiếp ngay sau ngày lễ, ngày không làm việc đó. Quy định này nhằm tránh trường hợp các bên chỉ quy định một khoảng thời gian

chung mà không quy định rõ ngày bắt đầu cũng như ngày kết thúc cụ thể. Quy định này cũng tương tự như quy định tại Điều 20, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Trong khi thực hiện việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì trên thực tế vẫn xảy ra sự chậm trễ ngoài ý muốn của người gửi. Điều 2.9 của PICC có quy định về việc chậm trễ do truyền tin. Thông thường sự chậm trễ trong việc gửi tin dẫn tới việc chào hàng đó bị hủy bỏ. Tuy nhiên, sự chậm trễ nãy vẫn có hiệu lực pháp lý nếu bên đề nghị gửi thông báo cho bên được đề nghị ngay lập tức về việc chấp nhận quá hạn này. Khoản 1 Điều này tương ứng với quy định tại Điều 21, Công ước Viên 1980.

Trong trường hợp một bên gửi đúng thời hạn nhưng do lỗi của truyền tin mà chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đó đến quá hạn thì chấp nhận này vẫn có hiệu lực nếu như không có sự phản đối của bên đề nghị. Bên đề nghị muốn từ chối chấp nhận quá hạn này thì phải gửi thông báo không chậm trễ tới bên được đề nghị để thể hiện rằng không đồng ý chấp nhận đến muộn này. Thời hạn đề nghị giao kết hết hạn vào thời điểm bên đề nghị nhận được sự chấp nhận của phía bên kia.

Điều 2.9 trên đây mới chỉ đề cập đến các trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 2.6, đó là việc chấp nhận sự chậm trễ giao kết hợp đồng bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Nhiều trường hợp thực hiện một công việc cụ thể mà không cần thông báo cho bên đề nghị biết. Nếu trong trường hợp này bên được đề nghị kết thúc công việc cũng như bắt đầu công việc thời gian đã quá hạn thì phải xử lý như thế nào.

Trong phần trên đã trình bày một đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại được sửa đổi, tương tự như vậy một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể được rút lại hoặc được sửa đổi. Tại Điều 2.10 của PICC quy định về điều kiện để rút lại một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Theo

đó, một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể được rút lại nếu thông báo rút lại này đến chậm nhất là cũng lúc với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Quy định của Điều này tương ứng với Điều 22 của Công ước Viên 1980.

Một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể được sửa đổi theo Điều 2.11. Khi một đề nghị được gửi tới người nhận, thì thông thường không được chấp nhận ngay một cách vô điều kiện, mà sẽ có những thay đổi được gửi trở lại để đề nghị giao kết. Những thay đổi đó có thể là kém theo các điều kiện mới, những bổ sung, hạn chế và sửa đổi. Những chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như vậy được coi là một đề nghị mới thì cần phải xem xét mức độ của những thay đổi đó. Nếu những chấp nhận như vậy có mức độ thay đổi đáng kể đến nội dung của đề nghị giao kết, thì những chấp nhận kém theo thay đổi như vậy sẽ được coi là một đề nghị giao kết mới. Nếu sự thay đổi không ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của đề nghị giao kết thì được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu nó bị phản đối ngay của bên đưa ra đề nghị thì sẽ không được coi là một chấp nhận, mà nó sẽ trở thành một đề nghị giao kết mới. Mặc dù mức độ thay đổi của nó không ảnh hưởng nhiều đến nội dung của đề nghị. Những thay đỏi được coi là không ảnh hưởng nhiều đến nội dung của đề nghị là những thay đổi thường không liên quan đến đối tượng của hợp đồng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian thực hiện công việc, ràng buộc trách nhiệm của các bên; giải quyết tranh chấp. Về nguyên tắc, sự xem xét những thay đổi này cần dựa trên cơ sở thiện chí và trung thực của các bên, dựa trên sự thỏa thực hiệnận đã có của các bên nếu có, dựa trên tập quán, quy ước mà các bên đã theo.

Trong trường hợp bên đề nghị đồng ý với chấp nhận đề nghị giao kết có sửa đổi, bổ sung thì nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản

trong đề nghị giao kết và những thay đổi, bổ sung trong chấp nhận đề nghị giao kết.

Trong trường hợp xác nhận lại hợp đồng bằng văn bản mà trong văn bản này có những nội dung thay đổi không nhiều thì nội dung văn bản này trở thành một phận của hợp đồng (khoản 2, Điều 2.12 của PICC). Ngoài điều kiện nội dung của văn bản này có những thay đổi không nhiều thì văn bản này còn phải đáp ứng những điều kiện khác để trở thành một phần của hợp đồng. Văn bản này phải được gửi trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng, đồng thời không bị phản đối ngay của người nhận văn bản.

Để giao kết hợp đồng, nếu một bên quy định rõ ràng rằng hợp đồng sẽ chưa được giao kết nếu chưa thỏa thuận được những điều khoản cụ thể hoặc hình thức cụ thể của hợp đồng (khoản 2, Điều 2.13). Điều này thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên. Một bên sẽ tự quyết định mình ký kết hợp đồng khi nào họ đạt được những điều khoản mà họ cho là quan trọng và không thể thiếu.

Có thể nói, các quy định về chấp nhận chào hàng theo PICC là những điểu khoản phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. Ngoài ra, PICC còn quy định thêm về việc giao kết hợp đồng có điều kiện, việc đưa ra nhiều điều kiện này có thể do một bên hoặc cả hai bên cùng đưa ra về một điều khoản hay một hình thức cụ thể của hợp đồng. Mong muốn của một hay nhiều bên sẽ được tôn trọng nếu đã thể hiện ý chí rõ ràng rằng hợp đồng sẽ không được giao kết nếu hai bên chưa thỏa thuận được những điều kiện đó.

Nhìn chung, đa số các hệ thống pháp luật không chỉ ra sự cần thiết phải tuân thủ một hình thức đặc biệt nào cho việc gửi đề nghị giao kết hợp đồng hay chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được coi là hành vi của người được đề nghị, hành vi này trong một

mức độ tin cậy, thể hiện được ý chí của người được đề nghị trong việc ký kết hợp đồng sau này, có nghĩa là ý chí có thể được biểu hiện bằng cách trực tiếp mà cũng có thể ước đoán. Hành vi thụ động hay nói cách khác là sự im lặng củ người được đề nghị không được coi là chào hàng đề nghị giao kết hợp đồng. Điều này được quy định trong Điều 18 Công ước Viên 1980. Tuy nhiên pháp luật một số nước có quy định ngoại lệ đối với nguyên tắc này, nhưng phải xuất phát từ thực tế quan hệ thương mại giữa các bên đã có quá trình hoạt động lâu dài hay tập quán thương mại cho phép.

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 59)