Kiến nghị thực hành

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 82)

Kiến nghị thứ nhất là doanh nghiệp cần nghiên cứu để nắm được tinh thần và nội dung của Công ước Viên 1980. Sẽ còn có nhiều tranh chấp nữa về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế giữa doanh ngiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài sẽ được giải quyết bằng Công ước Viên 1980 bởi các tòa án Việt Nam, tòa án nước ngoài và đặc biệt là các trọng tài quốc tế. Như

vậy, tuy Việt Nam chưa tham gia Công ước Viên 1980 nhưng các tranh chấp trong mua bán hàng hoá quốc tế của các doanh nghiệp nước ta rất có thể sẽ được xét xử theo Công ước này. Vì vậy, chúng tôi nhấn mạnh trước hết đến việc phổ biến Công ước này cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và nắm được tinh thần và nội dung của Công ước này. Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI có thể tổ chức các khoá học cho doanh nghiệp nhằm mục đích này. Các doanh nghiệp cũng có thể tham gia các khoá học do trường các trường đại học hay những tổ chức có uy tín tổ chức (ví dụ các khoá học xuất nhập khẩu ngắn hạn, các lớp học chuyên đề về xuất nhập khẩu…). Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể chủ động tiếp cận với các nguồn thông tin rất phong phú, đa dạng trên Internet liên quan đến Công ước Viên 1980.

Khuyến nghị thứ hai là doanh nghiệp có thể lựa chọn Công ước Viên 1980 là luật áp dụng cho hợp đồng: Lựa chọn luật áp dụng luôn là một vấn đề quan trọng và khó khăn đối với các nhà đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Việt Nam. Họ có sự lựa chọn giữa luật Việt Nam, luật quốc gia của đối tác, luật quốc gia của nước thứ ba, điều ước quốc tế như Công ước Viên 1980 hay tập quán thương mại quốc tế…

Hiện tại Việt Nam chưa gia nhập Công ước Viên 1980 nhưng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có thể lựa chọn Công ước Viên 1980 làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế vì ba lý do sau:

Thứ nhất, tránh được những khó khăn khi phải đàm phán lựa chọn luật quốc gia làm luật áp dụng cho hợp đồng. Trên thực tế, việc lựa chọn luật quốc gia thường gặp phải rất nhiều khó khăn.

Nếu như các nhà đàm phán nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn luật quốc gia của mình thì điều này lại không hoàn toàn đúng với các nhà đàm phán Việt Nam. Họ hiểu rằng việc dẫn chiếu đến luật Việt Nam đôi khi không phải là giải pháp tối ưu, vì pháp luật về hợp đồng nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng của Việt Nam còn hàm chứa nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện quốc tế, với pháp luật, tập quán thương mại quốc tế và như vậy, chưa thể bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích của các bên trong hợp đồng quốc tế.

Việc lựa chọn luật quốc gia của nước ngoài có thể đem lại những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về luật đó.

Thứ hai, đây là nguồn luật phổ biến nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay. Công ước Viên 1980 đã được phê chuẩn bởi 66 quốc gia, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia, Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc... Các công ty, doanh nghiệp của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng Công ước Viên 1980 cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, nếu doanh nghiệp Việt Nam đề xuất việc áp dụng Công ước Viên 1980 thì sẽ dễ dàng được đối tác chấp nhận.

Thứ ba, có được sự an toàn về mặt pháp lý. Qua việc tìm hiểu các quy định của Công ước Viên 1980 cũng như qua việc phân tích các án lệ liên quan đến Công ước Viên 1980 trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, chúng tôi thấy rằng các quy định của Công ước Viên 1980 là phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, thường được các doanh nghiệp và công ty lựa chọn áp dụng cũng như được các toà án, đặc biệt là các trọng tài quốc tế dẫn chiếu đến khi giải quyết tranh chấp. Hơn

nữa, với tư cách là một văn bản luật thực chất nhằm giải quyết các xung đột trong kinh doanh quốc tế, các quy định trong Công ước được coi là rất hợp lý, đã thống nhất được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, tạo được sự bình đẳng giữa người bán và người mua trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Khi đã thống nhất lựa chọn Công ước Viên 1980 làm luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, vì Việt Nam chưa gia nhập Công ước nên khi ký kết hợp đồng, cho dù quốc gia của đối tác chưa tham gia hay đã là thành viên của Công ước Viên 1980 , cần phải quy định cụ thể việc áp dụng Công ước Viên 1980 trong “Điều khoản luật áp dụng” (Applicable Law Clause”. Điều khoản này cần được quy định cụ thể, rõ ràng, tránh gây ra những xung đột khi tranh chấp phát sinh. Muốn lựa chọn Công ước Viên 1980 để áp dụng cho hợp đồng, có thể quy định “Điều khoản luật áp dụng” trong hợp đồng như sau: “Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hợp đồng này mà không được qui định một cách rõ ràng hay ngầm hiểu trong các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Viên của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế, và nếu những vấn đề đó cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Viên 1980 thì sẽ tham chiếu tới Luật của quốc gia nơi người bán đặt trụ sở kinh doanh”.

Nhìn vào điều khoản mẫu nói trên, sẽ có câu hỏi đặt ra là: Tại sao đã chọn Công ước Viên 1980 rồi lại còn phải chọn luật quốc gia nơi người bán đóng trụ sở? Mặc dù các nhà phân tích và các nhà kinh doanh hết lời ca ngợi Công ước Viên 1980 , nhưng Công ước Viên 1980 không phải là một công cụ toàn năng, Công ước Viên 1980 không điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Một số vấn đề được Công

ước Viên 1980 bỏ ngỏ, ví dụ như vấn đề thẩm quyền ký kết hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng . Do vậy, để chặt chẽ và tránh phát sinh tranh chấp khi lựa chọn Công ước Viên 1980 là luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các bên nên lựa chọn một nguồn luật phụ trợ để giải quyết các vấn đề mà Công ước Viên 1980 không bao trùm (thường nguồn luật phụ trợ này là luật quốc gia).

KẾT LUẬN

Từ nhận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luâbnj văn đã làm rõ hơn các cơ sở lý luận chung về vấn đề giao kết hợp đồng tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu về vấn đề giao kết hợp đồng cụ thể từ các chế định về chủ thể tham gia giao kết, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thế nào là yếu tố nước ngoài....để từ đó nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các vấn đế chào hàng, chấp nhận chào hàng và ký kết hợp đồng, mối quan hệ giữa chúng, các nguyên tắc của giao kết hợp đồng, hiệu lực của vấn đề giao kết hợp đồng...Qua đó đưa ra cách tiếp cận cụ thể và toàn diện hơn về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Như đã biết Công ước Viên 1980 là công ước chung và thống nhất các nguồn luật trên thế giới về vấn đề mua bán hàng hóa quốc tế và là Công ước được áp dụng rộng rãi nhất trong số các điều ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hóa quốc tế. Do vậy, tác giả tập trung nghiên cứu sâu về các chế định chào hàng, chấp nhận chào hàng và ký kết hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980, từ đó thấy được tính quốc tế của Công ước Viên 1980, lý do được áp dụng cũng như tính xác thực của Công ước. Từ đó, thấy được hướng đi đúng đắn cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Luận văn đã đưa ra những định hướng cũng như kiến nghị cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung và vấn đề về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng củaViệt Nam. Các định hướng trên đều nhằm mục đích mang lại cho pháp luật Việt Nam tính hệ thống, nhất quán và chặt chẽ hơn, hòa nhập hơn với hệ thống pháp luật quốc tế, tránh tối đa việc xung đột pháp luật dẫn đến bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày được nâng cao.

Thật vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập và phát triển mạnh mẽ là điều không thể thiếu được. Đây là vấn đề không chỉ của riêng quốc gia, của riêng những người lãnh đạo đất nước mà là vấn đề của mỗi cá nhân. Mỗi công dân của Việt Nam đều có trách nhiệm xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn theo cách của riêng mình. Với bản thân tác giả, việc nghiên cứu rõ hơn về vấn đề giao kết hợp đồng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là đã và đang đóng góp một phần nhỏ vào việc khẳng định dần trình độ của con người Việt Nam để góp phần làm cho kinh tế đất nước ngày càng phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các công trình nghiên cứu

Tiếng Việt

1.Ngô Huy Cương ( 2013 ), Giáo trình luật thương mại- Phần chung và thương nhân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Ngô Huy Cương ( 2013 ), Giáo trình luật hợp đồng- Phần chung (dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Ngô Huy Cương ( 2012 ) , Luật kinh tế, Bài giảng điện tử.

4. Ngô Huy Cương ( 2012 ), Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, Bài giảng điện tử.

5. Ngô Huy Cương ( 2012 ), Luật nghĩa vụ cho cao học, Bài giảng điện tử. 6. Trường Đại học kinh tế quốc dân - Bộ môn luật kinh tế ( 1999 ), Giáo

trình luật Thương mại quốc tế, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.

Tiếng Anh

7. David E. Allan & Mary E. Hiscock ( 1992 ), Law of Contract in Australia, 2nd edition, Key Text, Australia.

8. P. S. Atiyah ( 1966 ), The Sale of Goods, Third edition, Sir Isaac Pitman and Sons LTD, London.

9. K.C. T. Sutton (1974 ), The law of sale of goods in Australia and New Zealand, Second Edition, The Law Book Company Limited, Sydney, Melbourne, Brisbane. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các văn bản pháp luật

10. Bộ luật Dân sự 1995. 11. Bộ luật Dân sự 2005. 12. Bộ luật Dân sự Đức 1900.

13. Bộ luật Dân sự Liên bang Nga 1994. 14. Bộ luật Thương mại Nhất thể Hoa Kỳ.

15. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004. 16. Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980.

17. Luật Thương mại 1997. 18. Luật Thương mại 2005.

19. Nghị định số 187/2013/NĐ- CP ngày 20/11/2013 qui định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. 20. Nghị định 57/1998 ngày 31/7/1998 được sửa đổi bởi Nghị định

44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001.

21. Quyết định của Tổng kiểm soát trưởng của Pháp năm 1927. 22. Quyết định Hetch năm 1972.

23. Quyết định số 127 BNgT/XNK ngày 18/3/1986 của Bộ Ngoại thương. 24. Quy chế tạm thời của Bộ Thương nghiệp số 4797/TN-XNK ngày

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 82)