Về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 75)

Có thể nói, một trong những vấn đề liên quan đến việc ký kết hợp đồng cần phải được quan tâm đó là sự im lặng có được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không? Theo quy định tại khoản 1, Điều 18, Công ước Viên 1980, sự im lặng hay việc không hành động không được coi là chấp nhận chào hàng. Trong pháp luật của các nước khác nhau vấn đề này được giải quyết không giống nhau.

Pháp luật Việt Nam, về mặt nguyên tắc cũng không coi im lặng là sự chấp nhận chào hàng. Tuy nhiên, khoản 2, Điều 404, Bộ luạt Dân sự 2005 quy định rằng, hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.

Liên quan đến quy định này, một câu hỏi có thể được đặt ra: trong trường hợp hợp đồng được ký kết bằng cách trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng giữa các bên vắng mặt thì sự thỏa thuận nói trên được hiểu như thế nào? Khi việc đàm phán thương thảo ký kết hợp đồng được thực hiện giữa những người vắng mặt thì rõ ràng họ khó có thể thỏa thuận được. Hay là có thể nói rằng, trong chào hàng, bên đề nghị có quy định rằng, sự im lặng của bên được đề nghị được coi là sự đồng ý của họ. Ta có thể thấy rằng, nếu hiểu như vậy lại càng không được. Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhưng trong trường hợp này hoàn toàn không có sự thỏa thuận mà là sự áp đặt ý chí của bên đề nghị. Nếu cho rằng, trong các cuộc gặp gỡ trước đó các bên đã có sự thỏa thuận với nhau rằng, im lặng được coi là chấp nhận chào hàng, cách lập luận này có vẻ thuyết phục hơn cả. Tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn nếu quy định trên được thay thế bằng quy định: “nếu căn cứ vào thực tiễn thương mại giữa các bên thì sự im lặng được xem là sự chấp nhận giao kết”. Điều này được ghi nhận trong pháp luật của một số nước. Ví dụ, Điều

438, Bộ luật Dân sự Liên bang Nga 1994 quy định rằng, im lặng không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu điều này không xuất phát từ pháp luật, tập quán hay thực tiễn quan hệ giữa các bên. Pháp luật của Anh cũng có cách tiếp cận tương tự như Bộ luật Dân sự Liên bang Nga 1994. Quy định như vậy sẽ phù hợp hơn, bởi thực tiễn quan hệ giữa các bên, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa các bên trong nhiều trường hợp cũng được sử dụng như là một cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Đây cũng là xu thế mà pháp luật quốc tế thừa nhận.

Theo nguyên tắc, một trong những điều kiện để sự trả lời của bên được đề nghị được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị trong thời hạn hiệu lực của chào hàng. Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều trường hợp mặc dù bên được đề nghị gửi chấp nhận sớm và theo điều kiện thương mại thông thường nó phải đến tay người đề nghị sớm, tức là trong thời hạn hiệu lực của chào hàng, tuy nhiên vì lý do khách quan chấp nhận đến trễ. Hiệu lực pháp luật của chấp nhận đến trễ này được quy định giống nhau trong pháp luật Việt Nam, Công ước Viên 1980 và pháp luật của một số nước, theo đó chấp nhận đến trễ này vẫn có giá trị pháp lý như một chấp nhận chào hàng nếu bên đề nghị không phản đối ngay khi nhận được chấp nhận chào hàng đó. Quy định này của Bộ luật Dân sự 2005, của pháp luật các nước và cả Công ước Viên 1980 nghiêng về việc bảo vệ được quyền lợi của bên đề nghị và không bảo vệ được lợi ích của bên được đề nghị. Rõ ràng như vậy, ví dụ, khi người bán nhận được sự chấp nhận trễ của người mua, nếu còn hàng thì người bán sẽ coi chấp nhận đó có hiệu lực, nếu hàng đã bán rồi thì họ sẽ trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó. Trong trường hợp này rất có thể người mua sẽ phải chịu thiệt hại liên quan đến sự chuẩn bị cho việc thực hiện hợp đồng bởi họ tin rằng, hợp đồng đã được ký kết vì sự trả lời của họ đến đúng hạn. Như vậy thiệt hại này

của người mua - người được đề nghị sẽ được giải quyết như thế nào? Tất nhiên là người mua phải chịu theo quy định của khoản 1, Điều 397, Bộ luật Dân sự 2005. Điều này có vẻ không công bằng với người mua, bởi vì họ phải chịu sự thiệt hại hoàn toàn không do lỗi của họ. Để giải quyết trường hợp này nên chăng chúng ta có cách tiếp cận khác, tức là phải làm thế nào để bên được đề nghị không bị thiệt hại. Ví dụ, pháp luật có thể quy định rằng, khi hết thời hạn được quy định trong đề nghị giao kết hợp đồng mà bên đề nghị không nhận được sự trả lời thì phải thông báo ngay cho bên kia biết về điều đó. Có thể coi đây là sự thể hiện một cách rõ ràng nhất của nguyên tắc thiện chí khi ký kết hợp đồng, mặt khác, so với bên được đề nghị thì người đề nghị chính là người quan tâm hơn đến việc thành công của giao dịch.

Điều 398, Bộ luật Dân sự 2005 quy định, trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được mời giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. Điều này có nghĩa là hợp đồng đã được ký kết. Cũng tương tự, Điều 399 quy định, trong trường hợp bên được mời giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. Và điều này cũng có nghĩa là hợp đồng đã được ký kết. Đây là hai quy định rất mới của Bộ luật Dân sự 2005, chúng không có trong Bộ luật Dân sự 1995, cũng như trong Luật Thương mại 1997, và trong pháp luật của nhiều nước các quy định nói trên không được tìm thấy.

Đề nghị giao kết hợp đồng có giá trị pháp lý có nghĩa là nếu nó được chấp nhận thì hợp đồng được ký kết. Quy định này của Điều 398, Bộ luật Dân sự 2005 cũng có thể hiểu là đối với đề nghị giao kết hợp đồng có quy định thời hạn trả lời thì nó vẫn có giá trị pháp lý ngay cả khi bên đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự trong trong thời hạn đó. Để xem xét

tính phù hợp của quy định này chúng ta có thể xem xét một ví dụ sau đây: Ông A là kiến trúc sư danh tiếng. Ông ta gửi cho công ty B một đề nghị giao kết hợp đồng, theo đó ông A sẽ thiết kế cho công ty B một công trình kiến trúc tầm cỡ. Nhận được lời đề nghị của ông A, công ty B xem xét và chấp nhận lời đề nghị đó. Sau khi nhận được sự trả lời chấp nhận của công ty B, ông A chết. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 398, Bộ luật Dân sự 2005 thì lời đề nghị của ông A vẫn có giá trị ràng buộc, điều này cũng có nghĩa là hợp đồng giữa ông A với công ty B đã được ký kết và có hiệu lực và nếu ông A chết thì người thừa kế - người thế nghĩa vụ - của ông A phải thực hiện hợp đồng nói trên. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể nói trên chỉ ông A là người mới có thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng chứ không phải là một người nào khác bởi vì người thừa kế của ông A không phải là kiến trúc sư, mà cho dù là kiến trúc sư đi nữa thì cũng không thể thực hiện được nghĩa vụ thiết kế theo hợp đồng. Mặt khác điều này lại mâu thuẫn với khoản 3, Điều 424, Bộ luật Dân sự 2005, theo đó, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện. Như vậy, bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được mời giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị theo quy định tại Điều 398 và ngay lập tức bị chấm dứt hiệu lực theo quy định của khoản 3, Điều 424, Bộ luật Dân sự 2005. Hậu quả pháp lý của Điều 399 cũng tương tự trong trường hợp công ty B là bên đề nghị và ông A - kiến trúc sư - là bên được đề nghị.

Cũng có thể các nhà làm luật cho rằng, trong trường hợp khi bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được mời giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng nếu sau này

hợp đồng phải do chính người đó thực hiện (hoặc trong trường hợp bên được mời giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng nếu sau này hợp đồng phải do chính người đó thực hiện) thì không áp dụng quy định của hai Điều 398 và 399 mà áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 424 của Bộ luật Dân sự 2005. Còn quy định tại hai Điều 398 và 399 của Bộ luật Dân sự 2005 chỉ được áp dụng cho những trường hợp khác ngoài trường hợp nói trên, tức là khi hợp đồng không do chính người đề nghị hay người được đề nghị thực hiện. Cách lập luận này cũng không mấy thuyết phục. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng hoặc bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà hợp đồng có thể do người thừa kế - người thế nghĩa vụ - thực hiện thì ngay cả khi không có quy định của Điều 398 và Điều 399, Bộ luật Dân sự 2005 thì người thừa kế - người thế nghĩa vụ - vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của họ. Bộ luật Dân sự 2005 không quy định trực tiếp vấn đề này mà nó được quy định trong một số văn bản pháp luật khác. Ví dụ, pháp nhân là doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại của mình bằng việc sáp nhập, hợp nhất hay chia, tách. Trong trường hợp pháp nhân sáp nhập vào một pháp nhân khác thì nghĩa vụ của pháp nhân được sáp nhập sẽ được pháp nhân sáp nhập thực hiện.

Từ những lập luận nói trên, tôi cho rằng, quy định tại các Điều 398 và 399, Bộ luật Dân sự 2005 thực sự là không cần thiết, không cần thiết vì không những nó thừa mà còn mâu thuẫn với một quy định khác của Bộ luật này như khoản 3, Điều 424 và sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc áp dụng, vì vậy có lẽ tốt nhất là nên loại chúng ra khỏi Bộ luật Dân sự 2005.

3.3. Kiến nghị gia nhập Công ƣớc Viên 1980

Từ khi Công ước Viên 1980 có hiệu lực (ngày 01/01/1988), đến thời điểm hiện nay tổng số các bản án, phán quyết đã lên tới hơn 1.600 vụ việc.

Công ước Viên 1980 cũng góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ thương mại về hàng hoá giữa các quốc gia. Việc cùng trở thành thành viên của công ước giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn trong quan hệ mua bán, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Câu hỏi được đặt ra là: Khi nào Việt Nam trở thành một thành viên chính thức của Công ước Viên 1980, và khi Việt Nam chưa trở thành một quốc gia thành viên của Công ước thì khi nào và trong trường hợp nào, Công ước Viên 1980 có thể được áp dụng tại Việt Nam?

Vì vậy, để xem xét các trường hợp có thể áp dụng Công ước Viên 1980 ở Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu Điều 1 của Công ước Viên 1980. Điều 1.1 của Công ước Viên 1980 quy định: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau: a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của công ước; b. Khi theo các quy phạm tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của một quốc gia thành viên của công ước”.

Khi Việt Nam chưa là thành viên của Công ước Viên 1980 thì không thể áp dụng Công ước Viên 1980 theo Điều 1.1.a nói trên cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là bên Việt Nam.

Tuy vậy, ở trường hợp thứ hai, Công ước Viên 1980 sẽ có thể được áp dụng cho các hợp đồng mua bán quốc tế được ký kết giữa một bên có trụ sở thương mại tại một quốc gia là thành viên và một bên có trụ sở thương mại tại một quốc gia chưa phải là thành viên công ước. Lấy ví dụ, một hợp đồng mua bán sản phẩm viễn thông được ký kết giữa người bán Singapore

(Singapore đã gia nhập Công ước Viên 1980 vào ngày 16/02/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/3/1996) và người mua Việt Nam (Việt Nam chưa gia nhập hay phê chuẩn Công ước). Hai bên không lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng. Khi có tranh chấp xảy ra, toà án (trọng tài) sẽ phải dựa vào các qui phạm xung đột trong tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước người bán - tức là luật Singapore, thì luật áp dụng cho hợp đồng sẽ là luật Singapore. Nhưng vì Singapere là một quốc gia thành viên của Công ước Viên 1980 nên đối với các tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, toà án (trọng tài) sẽ không áp dụng luật của Singapore mà sẽ áp dụng Công ước Viên 1980 để giải quyết tranh chấp. Nếu tranh chấp được giải quyết tại Việt Nam và quy phạm xung đột của Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một quốc gia thành viên công ước thì chúng ta cũng có kết quả tương tự: đó là Công ước Viên 1980 sẽ được áp dụng cho hợp đồng. Đây là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhằm có được thế chủ động khi Công ước Viên 1980 được áp dụng vào hợp đồng theo trường hợp thứ hai nêu trên.

Ngoài trường hợp nói trên, còn có hai trường hợp khác ở đó Công ước Viên 1980 có thể được áp dụng:

- Khi các bên trong hợp đồng lựa chọn Công ước Viên 1980 là luật áp dụng cho hợp đồng của mình;

- Khi trong hợp đồng, các bên không lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp lựa Công ước Viên 1980 để giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là toà án Việt Nam, toà án nước ngoài, trọng tài Việt Nam hay trọng tài nước ngoài.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc gia nhập Công ước Viên 1980 là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với các hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động mua bán

hàng hoá (xuất nhập khẩu) nói riêng của Việt Nam. Đây là Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế đã được nhiều nước tham gia, phê chuẩn, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)