Thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 40)

Bộ luật Dân sự 2005 qui định đề nghị giao kết hợp đồng bắt đầu có hiệu lực khi người được đề nghị nhận được đề nghị đó nó nếu các bên không có thỏa thuận khác (Điều 391). Khi xem xét hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng phải nói tới sự thay đổi, thu hồi hay hủy bỏ đề nghị đó, tức là xem xét tới quyền này của bên đề nghị. Theo Bộ luật Dân sự 2005, đề nghị giao kết hợp đồng có thể được người đề nghị thay đổi, hủy bỏ hay thu hồi trước khi nó được bên được đề nghị nhận được (Điều 392), tức là đề nghị giao kết hợp đồng không có hiệu lực ràng buộc người đề nghị trong các trường hợp sau đây: (1) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; và (2) điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó

phát sinh. Hậu quả của việc thay đổi đề nghị là đề nghị đó được coi là đề nghị mới (Điều 392, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005).

Trong thực tiễn thương mại có nhiều trường hợp ngay sau khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng đi vì nhiều lý do khác nhau mà người đề nghị muốn rút lại những lời đề nghị của mình. Bằng nhiều cách thức khác nhau thông báo hủy, rút hay thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng có thể đến tay người được đề nghị sau khi, cùng một lúc hoặc trước khi đề nghị giao kết hợp đồng đến hệ thống thông tin chính thức của người được đề nghị.

Công ước Viên 1980 qui định trường hợp thông báo hủy đề nghị giao kết hợp đồng được gửi tới người được đề nghị trước hoặc cùng một lúc với đề nghị giao kết hợp đồng thì người đề nghị không bị ràng buộc, thậm chí đối với cả đề nghị giao kết hợp đồng không thể hủy ngang (Điều 15).

Người đề nghị muốn thoát khỏi sự ràng buộc, bằng cách thông báo tới người được đề nghị việc rút đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin nhanh hơn so với phương tiện thông tin mà họ đã sử dụng để gửi đề nghị giao kết hợp đồng trước đó. Thông báo rút hay hủy đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được gửi đến người được đề nghị trước hoặc cùng một lúc với đề nghị.

Đề nghị giao kết hợp đồng cũng mất hiệu lực trong trường hợp đã hết thời hạn có hiệu lực mà bên được đề nghị không chấp nhận. Về vấn đề này thì pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980 đồng nhất hoàn toàn.

Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không được chuyển tới bên được đề nghị thì đề nghị đó cũng không phát sinh hiệu lực. Nguyên nhân đề nghị không được chuyển tới người được đề nghị bao gồm: gửi sai địa chỉ hoặc bị thất lạc hoặc bị chuyển đến muộn...

Một đề nghị giao kết hợp đồng được coi là không hủy ngang khi nội dung của nó có quy định về việc không thể hủy ngang hoặc trong đó có qui định về thời gian hiệu lực của đề nghị.

Căn cứ vào nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng, người được đề nghị cho rằng đề nghị không thể thu hồi và đã hành động một cách hợp lý cũng là một trường hợp cho thấy đề nghị giao kết hợp đồng không thể hủy ngang (Công ước Viên 1980, Điều 16). Hai trường hợp nói trên được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng không thể hủy ngang. Trường hợp còn lại là trường hợp được coi như không hủy ngang. Cần lưu ý lại rằng: các qui tắc vừa nói không được áp dụng trong trường hợp ý muốn thay đổi, hủy ngang hay thu hồi đề nghị giao kết hợp đồng được gửi tới người được đề nghị vào thời gian trước hay cùng một lúc với đề nghị giao kết hợp đồng.

Thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được đề nghị xem xét đến đề nghị của mình, thông thường, người đề nghị qui định trong đề nghị của mình về một khoảng thời gian hợp lý để người được đề nghị chấp nhận đề nghị. Việc đưa ra một khoảng thời gian như vậy có nghĩa là người đề nghị đã tự nguyện ràng buộc mình đối với người được chào hàng trong khoảng thời gian đó. Cũng có thể người đề nghị qui định cụ thể rằng đó là đề nghị giao kết hợp đồng không thể hủy ngang. Trong trường hợp này, người đề nghị không thể viện bất cứ lý do gì để thoát khỏi sự ràng buộc. Nếu trong thời gian này, đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận vô điều kiện, thì hợp đồng coi như được giao kết.

Một đề nghị dù không qui định thời hạn có hiệu lực cụ thể nhưng cũng có thể được coi như không thể hủy ngang nếu đề nghị đó thuộc trường hợp sau: Người đề nghị đã đưa ra một đề nghị mà người được đề nghị coi đây là loại đề nghị không thể bị thu hồi theo những lý do không hợp lý và người được đề nghị đã hành động theo hướng đó. Đây là trường hợp người

đề nghị đã không quy định một cách rõ ràng là đề nghị không thể bị thu hồi, nhưng do nội dung của đề nghị hoặc vì một lý do khách quan nào đó mà người được đề nghị đã coi đề nghị đó là đề nghị không thể bị thu hồi và đã hành động theo hướng này. Đề nghị này có thể được coi là đề nghị không thể hủy ngang.

Trong các trường hợp nêu trên, có một trường hợp cần phải phân biệt và làm sáng tỏ. Đó là sự phân biệt giữa hủy bỏ đề nghị và thu hồi đề nghị. Một đề nghị thông thường hay cố định thì nó chỉ có giá trị ràng buộc bên đề nghị khi bên được đề nghị nhận được đề nghị. Như vậy, trong thực tế, có thể xảy ra trường hợp người đề nghị gửi một đề nghị cố định nhưng sau đó người này thấy một sự sai sót không thể bỏ qua và họ đã gửi thông báo hủy đề nghị tới người được đề nghị. Thông báo này đến trước khi đề nghị đó tới tay người được đề nghị.

Đối với trường hợp đề nghị là loại thông thường và loại không hủy ngang thì hiệu lực của đề nghị liên quan đến việc thu hồi đề nghị chỉ được áp dụng trong trường hợp đề nghị đó là đề nghị thông thường và người được đề nghị đã nhận được đề nghị nhưng chưa gửi thông báo chấp nhận. Còn đối với đề nghị không thể hủy ngang thì người được đề nghị chưa gửi thông báo chấp nhận đề nghị nhưng đề nghị này không thể bị thu hồi.

So sánh thời điểm giữa hủy bỏ và thu hồi đề nghị có thể thấy: đối với thông báo thu hồi, thời điểm đến được tay người được đề nghị được phép muộn hơn; trong khi đó thông báo hủy bỏ đề nghị phải đến trước hoặc cùng một lúc với đề nghị. Thông báo thu hồi thì phải đến trước khi người được đề nghị gửi thông báo chấp nhận đề nghị.

2.2.4. Đƣa ra chào hàng mới

Sau khi nhận được đề nghị, người được đề nghị có thể chấp nhận vô điều kiện đề nghị đó hoặc không chấp nhận, hoặc chấp nhận nhưng có sửa đổi hoặc bổ sung. Chấp nhận đề nghị có sửa đổi hoặc bổ sung được gọi là đáp trả đề nghị hay còn được gọi là hoàn giá chào hàng. Đáp trả đề nghị là việc người được đề nghị trả lời đồng ý với đề nghị nhưng có sửa đồi hoặc bổ sung, thêm hoặc bớt đi một phần nội dung của chào hàng (Điều 19, khoản 1, Công ước Viên 1980). Về mặt pháp lý, đáp trả đề nghị được coi là đề nghị mới của người được đề nghị đối với người đề nghị đầu tiên. Công ước Viên 1980 đi theo khuynh hướng này. Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam cũng có khuynh hướng tương tự.

Tuy nhiên, không phải tất cả những phúc đáp đề nghị có xu hướng chấp nhận đề nghị mà có sửa đổi hoặc bổ sung nội dung đề nghị đều được coi là đáp trả đề nghị. Một phúc đáp đồng ý nhưng có sửa đổi hoặc bổ sung về những điều kiện sau được coi là đáp trả đề nghị:

- Các điều kiện về giá, thanh toán; - Phẩm chất, số lượng hàng hóa; - Địa điểm và thời hạn giao hàng; - Phạm vi trách nhiệm của các bên; - Giải quyết tranh chấp.

Những điều kiện này được coi là những điều kiện cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đề nghị bị bên được đề nghị yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung những điều kiện cơ bản như trên thì yêu cầu này được coi là một đề nghị mới.

Công ước Viên 1980 đã qui định một cách cụ thể để tránh sự nhầm lẫn. các qui định này phân biệt rõ ràng việc sửa đổi hoặc bổ sung cơ bản của đề nghị tạo thành một đề nghị mới với việc sửa đổi hoặc bổ sung một đề

nghị tạo thành một chấp nhận đề nghị. Việc phân biệt chi tiết như vậy không xuất hiện trong pháp luật của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên việc bổ sung những chi tiết đó có dành cho thực tiễn tư pháp hay không thì khó có thể có câu trả lời bởi việc coi án lệ là một nguồn pháp luật chưa được chính thức thừa nhận ở Việt Nam. Đề đó mới chỉ tồn tại trên lý thuyết và chủ trương.

2.2.5. Chào hàng trong sự so sánh với các quy định của Các nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thƣơng mại quốc tế

Công ước Viên 1980 là một tiền đề hay là một nguồn tham khảo quan trọng để thiết lập nên “Các nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế” (PICC). Do đó nghiên cứu PICC cũng góp phần nghiên cứu khuynh hướng phát triển, cũng như những khúc mắc của Công ước Viên 1980.

Theo PICC, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng cách chấp nhận một đề nghị giao kết hoặc bằng hành vi của các bên mà có thể bộc lộ đầy đủ nội dung của sự thỏa thuận (Điều 2.1). Điều này thể hiện hai cách thức giao kết hợp đồng khá rõ. Cách thứ nhất là các bên gửi cho nhau những đề nghị giao kết hợp đồng. Cách thứ hai là các bên bàn bạc để giao kết hợp đồng, trong quá trình nhiều lần thỏa thuận thì có có thể nhận xét được bên nào đưa ra đề nghị giao kết, bên nào chấp nhận đề nghị giao kết. Vì vậy, việc quy định một hợp đồng có thể được giao kết khi các bên đã thực hiện đầy đủ nội dung của sự thỏa thuận là phù hợp, đúng với thực tế hơn. Một đề nghị có thể được coi là đề nghị giao kết khi nó thỏa mãn được hai yêu cầu theo Điều 2.2 của PICC. Yêu cầu thứ nhất là nó phải nêu rõ ràng và đầy đủ các nội dung cần thiết của hợp đồng. Bên đối tác, nếu chấp nhận đề nghị giao kết này thì hợp đồng sẽ được xác lập. Yêu cầu thứ hai là nó phải thể hiện rõ ý chí của bên đưa ra đề nghị mong muốn xác lập các nghĩa vụ như trong đề nghị giao kết.

+ Tại yêu cầu thứ nhất: Tính xác thực của đề nghị giao kết hợp đồng được giải quyết trong PICC rất mở và dành nhiều sự chủ động cho các bên. Tính xác thực của đề nghị bắt buộc nội dung của đề nghị không được thể hiện dưới những từ chung chung, không làm rõ được một sự xác định nào đó của đề nghị được đưa ra. Nhưng đối với các nội dung còn lại của hợp đồng thì sẽ được giải thích theo ý chí của các bên (2.Điều 4.1), được bổ sung (2.Điều 4.8), được giải quyết theo nghĩa vụ ngầm hiểu (2.Điều 5.2). Như vậy, dù một đề nghị giao kết hợp đồng thiếu vắng các điều khoản như giá cả, thanh tóan, thời gian giao hàng, nơi giao hàng...cũng được coi là một đề nghị đủ xác thực để lập giao kết hợp đồng.

+ Tại yêu cầu thứ hai: đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được ý định ràng buộc bằng hợp đồng của bên đưa ra đề nghị đối với bên được đề nghị. Điều này là cần thiết để có thể phân định được ý chí đề nghị giao kết một hợp đồng ngay hay chỉ là ý chí tiến tới thiết lập được một hợp đồng giữa các bên. Tính không xác định của đề nghị giao kết hợp đồng thông thường được thể hiện qua nội dung, hình thức của đề nghị hoặc qua địa chỉ của bên nhận đề nghị. Nếu nội dung của đề nghị đi vào chi tiết một cách cụ thể các điều khoản thì có nhiều khả năng được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng hơn là một đề nghị thông thường. Nếu hình thức của đề nghị được trình bày là mời giao kết hợp đồng hoặc những từ ngữ khác có ý nghĩa tương tự thì có nhiều khả năng được xem là một đề nghị giao kết hơn là một đề nghị thông thường. Tuy nhiên, những đề nghị nói trên nếu có điều khoản đi kèm thể hiện bằng việc giao kết hợp đồng phải đạt được những thỏa thuận khác, thì hợp đồng chỉ có thể được giao kết khi những điều khoản khác đó đã được thỏa thuận.

Một đề nghị giao kết hợp đồng sẽ không bao giờ được biết đến nếu như nó không được gửi đến các địa chỉ cần thiết. Theo Điều 2.3 quy định,

một đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi nó đến được với người nhận đề nghị. Cũng theo điều này, một đề nghị dù là đề nghị không hủy ngang cũng có thể được rút lại, nếu bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị hoặc nhận được đề nghị cùng lúc với yêu cầu rút lại đề nghị.

Trên đây là trường hợp rút lại đề nghị, trường hợp hủy bỏ đề nghị giao kết (được quy định tại Điều 2.4). Thông thường, các đề nghị đều có thể bị hủy bỏ nếu thông báo hủy bỏ này đến trước khi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết. Những trường hợp ngoại lệ được nêu tại khoản 2 Điều 2.4, có hai trường hợp đề nghị giao kết không thể bị hủy bỏ. Thứ nhất, đề nghị có xác định thời hạn cố định để trả lời hoặc xác định rằng nó không thể bị hủy ngang. Thứ hai, đề nghị dù không nêu ra thời hạn như trên, nhưng bên được đề nghi tin tưởng một cách hợp lý rằng đề nghị không thể bị hủy ngang và đã thực hiện trên cơ sở sự tin tưởng như vậy. Điều khoản này là cụ thể hóa nguyên tắc thiện chí và trung thực được nêu tại Điều 1.7. Với thiện chí và trung thực, sự tin tưởng này được thiết lập trên cở sở hành vi của bên đề nghị, tính chất của đề nghị hoặc thái độ của bên đề nghị. Ví dụ: Một cửa hàng thuê người bán hàng, với hạn định một tháng phải bán được 100 sản phẩm. Người được thuê yêu cầu được bán thử trong một tuần. Vậy trong tuần này cửa hàng không thể hủy đề nghị của mình vì bên kia đã tin tưởng và thực hiện theo đề nghị đó [8, tr. 98]. Điều này giống khái niệm “Consideration” theo pháp luật của các nước của hệ thống pháp luật Anh- Mỹ.

Trường hợp từ chối đề nghị giao kết được thể hiện ở điều 2.5. Đề nghị giao kết bị từ chối khi bên đề nghị nhận được sự từ chối của bên được đề nghị. Việc từ chối này có thể được thực hiện bằng cách thể hiện rõ hoặc ngầm hiểu. Từ chối ngầm hiểu có thể được thực hiện bằng sự im lặng nếu các bên có thỏa thuận. Một sự chấp nhận của bên được đề nghị nhưng kèm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo những điều kiện thì cũng được coi là từ chối đề nghị và trở thành một chào hàng mới.

Một từ chối đề nghị sẽ chấm dứt mọi đề nghị cho dù đề nghị đó có thể là đề nghị không hủy ngang. Sự từ chối đề nghị là một trong những nguyên nhân chấm dứt đề nghị. Ngoài việc từ chối đề nghị còn có thể rút lại theo Điều 2.3, có thể bị hủy bỏ theo Điều 2.4, có thể bị hết hạn.

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 40)