Nguyên tắc tự do ý chí

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 25)

Nguyên tắc tự do ý chí (hay còn gọi là tự do hợp đồng) được thể hiện đặc biệt rõ nét và ở mức độ cao hơn trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế so với giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Các luật gia và những người thương lượng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, với khả năng sáng tạo đặc biệt của mình đã tạo ra những khuôn khổ pháp lý phù hợp cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, nguyên tắc tự do ý chí chỉ thể hiện ở việc các bên được tự do trong việc thỏa thuận các điều kiện liên quan đến các điều kiện của hợp đồng như: điều kiện về quyền và nghĩa vụ của các bên; các điều kiện về

giá cả, về số lượng, về chất lượng, về thời gian giao nhận hàng hóa…Còn trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguyên tắc tự do ý chí không những chỉ thể hiện trong việc xác định các điều kiện của hợp đồng, mà còn được thể hiện trong những vấn đề pháp lý sau đây:

Thứ nhất, các bên hoàn toàn tự do trong việc xác định luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa họ với nhau;

Thứ hai, các bên hoàn toàn tự do trong việc thỏa thuận hình thức và nơi quyết tranh chấp.

1.3.2. Nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen thƣơng mại

Ngoài pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế (cả đa phương, lẫn song phương) góp vai trò quan trọng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các điều ước quốc tế thường được tạo lập trên cơ sở thống nhất ý chí chung của các quốc gia thành viên. Do đó đa số các qui tắc trong đó ghi nhận các qui tắc tập quán thương mại quốc tế. Việc ghi nhận này dễ dàng được chấp nhận bởi chúng là các qui tắc hình thành lâu đời trong đời sống thương mại thế giới mà các quốc gia quen thuộc và tin tưởng là đúng đắn. Điển hình cho các qui tắc này có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới là Incoterms do Phòng thương mại và công nghiệp ở Paris tập hợp và ấn hành.

Ngoài các điều ước và tập quán quốc tế, các thói quen phát sinh từ giao dịch thương mại giữa các bên cũng có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng cụ thể của các bên có thói quen đó.

Nguyên tắc này dẫn đến một gợi ý rằng: khi các bên đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cũng như thực hiện hợp đồng hoặc tranh chấp hợp đồng cần sự am hiểu tập quán và thói quen thương mại. Các

tập quán của nước nơi giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng cần phải được nghiên cứu để giải quyết tranh chấp khi có dẫn chiếu tới pháp luật của nước đó. Vì vậy có một nguyên tắc riêng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được nghiên cứu dưới đây.

1.3.3. Nguyên tắc phù hợp với luật của nƣớc đƣợc lựa chọn hoặc dẫn chiếu tới

Việc dẫn chiếu tới luật của nước khác không phải là vấn đề xa lạ trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài. Như trên đã phân tích các bên giao kết hợp đồng có thể chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng, có nghĩa là luật áp dụng có thể là luật của nước của một bên hoặc luật của một nước thứ ba. Trong trường hợp không có sự lựa chọn, thì các qui tắc của tư pháp quốc tế của nước thụ lý giải quyết tranh chấp sẽ dẫn chiếu tới luật của nước nào đó được dùng để giải quyết tranh chấp. Vì vậy nguyên tắc này có tính chất đặc thù xuất phát từ quan hệ hợp đồng đó có yếu tố nước ngoài.

Ngoài ra việc hiểu biết pháp luật của nước mà bên đối tác có trụ sở kinh doanh chính góp phần không nhỏ cho việc thành công của hợp đồng. Ví dụ như trong trường hợp liên quan đến bán phá giá hoặc kinh doanh độc quyền. Việt Nam đã gặp vướng phải vụ kiện bán phá giá cá basa với Mỹ. Việc tham khảo pháp luật của các nước bên đối tác sẽ tạo đìều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh. Các câu hỏi luôn cần được đặt ra là: Hàng hóa có thể được pháp luật của nước bên đối tác cho mua bán không? Việc mua bán có vi phạm các qui định pháp luật của bên đối tác không?...

1.4. Vai trò và ý nghĩa của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Xu thế toàn cầu hóa ngày càng thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại. So với các lĩnh vực khác như sản xuất và dịch vụ, thì mua bán hàng hóa luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức pháp lý của mua bán hàng hóa quốc tế, do đó ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế nói riêng và trong giao lưu quốc tế nói chung.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có các các ý nghĩa pháp lý sau:

Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thể hiện ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thể hiện sự tự nguyện của các bên khi tham gia giao kết. Đây là căn cứ cơ bản nhằm đảm bảo một nguyên tắc cơ bản của hợp đồng. Ý chí của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện thông qua các nội dung mà các bên đã cùng nhau xây dựng trong hợp đồng. Các điều mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng chỉ có hiệu lực khi nó thực sự thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên. Hợp đồng có thể bị vô hiệu nếu có sự nhầm lẫn, lừa dối hay đe dọa, có nghĩa là không có sự tự nguyện hay không có sự thống nhất ý chí của các bên vì vậy không làm phát sinh ra quyền và nghĩa vụ của các bên.

Ý nghĩa quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là sự ghi nhận tự do thể hiện ý chí của các bên trong hợp đồng.

Thứ hai, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng song vụ có đền bù vì vậy thể hiện rõ mối quan hệ tiền – hàng. Các bên có quyền thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình và của đối tác với mục đích đảm bảo quyền và lợi ích của đôi bên, theo đó, một bên có quyền nhận hàng theo đúng thỏa

thuận, và bên kia có quyền nhận tiền (giá bán) theo thỏa thuận. Các bên đều có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ. Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu hình thức hợp đồng bằng văn bản. Nó chính là công cụ biểu hiện ý chí cụ thể của các bên [7, tr. 24]. Và như vậy nếu một bên vi phạm thì đó là công cụ để bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích của bên kia. Qua văn bản hợp đồng tòa án hoặc cơ quan tài phán có thể xác định ý chí của các bên vào thời điểm giao kết hợp đồng. Cũng qua hợp đồng tòa án hoặc cơ quan tài phán có thể giải thích được ý chí của các bên trong hợp đồng, nhằm giải quyết những bất đồng của các bên có liên quan đến hợp đồng. Cũng qua hợp đồng tòa án hoặc cơ quan tài phán có thể xác định được lỗi của các bên để từ đó đưa ra những chế tài thích hợp nhằm đảm bảo công bằng và lợi ích cho bên bị vi phạm.

Thứ ba, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giúp các quốc gia kiểm soát hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa

Ngoài vai trò đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, hợp đồng mua bán hàng hóa còn là công cụ giúp các cơ quan chức năng của các quốc gia kiểm soát được hoạt động kinh doanh khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Thông qua các hoạt động kiểm tra hoạt động kinh doanh của các thương nhân, thông qua kiểm tra các hợp đồng, các giao dịch của các chủ thể mà các quốc gia có thể nắm được hoạt động kinh doanh của các thương nhân. Từ hoạt động kiểm tra, nắm số liệu thương mại quốc tế này, nhà nước có thể kịp thời điều chỉnh các chính sách thương mại quốc tế của mình.

Qua kiểm tra, nhà nước có thể phát hiện ra các sai phạm của các thương nhân mắc phải trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời qua công tác kiểm tra các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các thương nhân, nhà nước có thể ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của thương trường. Những

thay đổi phù hợp sẽ tạo điều kiện để thương nhân có thể giao kết hợp đồng một cách thuận lợi và an toàn hơn với thương nhân nước ngoài. Những thay đổi này góp phần thúc đẩy giao lưu thương mại quốc tế phát triển, qua đó nền kinh tế quốc dân phát triển.

CHƢƠNG 2

SO SÁNH CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA

CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

2.1. Hình thức của hợp đồng

Tự do thoả thuận là một nguyên tắc quan trọng bậc nhất của hợp đồng. Điều đó dẫn đến hệ quả là các bên có quyền lựa chọn hình thức thích hợp của hợp đồng. Có thể chia hình thức của hợp đồng thành hai loại: (1) Hình thức chứng cứ; và (2) hình thức kết cấu nội dung [5]. Hình thức chứng cứ là sự bộc lộ vật chất của sự thống nhất ý chí giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, có thể có bốn hình thức: văn bản, lời nói, cử chỉ và sự im lặng. Mục này chỉ nói tới hình thức chứng cứ của hợp đồng. Còn hình thức kết cấu nội dung của hợp đồng được nghiên cứu tại mục nói về đề nghị giao kết hợp đồng bởi sự gắn bó chặtt chẽ của nó với các điều kiện cụ thể của hợp đồng [8, tr 38].

Mặc dù các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, thế nhưng thông thường để bảo đảm an toàn pháp lý trong giao kết hợp đồng, cũng như để bảo vệ trật tự công cộng hoặc lợi ích của bên yếu thế, đối với một số loại hợp đồng, pháp luậtquốc gia cũng như quốc tế đòi hỏi người giao kết hợp đồng phải tuân theo những hình thức nhất định. Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 122, khoản 2 qui định hình thức hợp đồng là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có qui định. Tiếp đó Điều 134 của Bộ luật này qui định:

“Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình thức nhất định của các chủ thể hợp đồng. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được mối quan hệ hợp đồng và nội dung của hợp đồng đã được xác lập. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ thuỷong mại đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra. Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải được công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép thì các bên phải tuân thủ quy định về hình thức khi giao kết hợp đồng.

Việc đưa ra hình thức bắt buộc đối với một số loại giao dịch là nhằm mục đích lưu ý các bên cần thận trọng hơn khi giao kết kinh doanh và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại các giao dịch kinh doanh, quyền và nghĩa vụ cũng như đặc điểm của quan hệ pháp luật kinh doanh.

Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Thương mại 2005 qui định:

“1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó” (Điều 24).

“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Điều 401).

Các qui định này không có nhiều sự khác biệt với Công ước Viên 1980, trừ việc dành quyền cho pháp luật yêu cầu về hình thức hợp đồng trong trường hợp cần thiết. Công ước Viên 1980 qui định lời nói hoặc một hành vi biểu thị sự đồng ý với chào hàng được xem là chấp nhận và có hiệu lực pháp lý đối với các bên (khoản 1, Điều 18). Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy: để tránh những sự hiểu lầm không cần thiết, thông thường mọi thỏa thuận cần được ghi lại thành văn bản, nhất là trong trường hợp mua bán hàng hóa quốc tế bởi trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường không có cùng ngôn ngữ, không cùng một hệ thống pháp luật và có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau. Do vậy, nếu hợp đồng chỉ được biểu hiện dưới hình thức lời nói hay cử chỉ, thì sẽ dẫn đến khó khăn trong trường hợp cần phải chứng minh [8, tr 31].

Công ước Viên 1980 đã có đồng quan niệm với pháp luật Việt Nam về ý nghĩa pháp lý của sự im lặng. Theo Điều 18, khoản 1 của Công ước này sự im lặng hay không hành động không đương nhiên được xem là sự đồng ý (chấp nhận). Có thể Công ước đã dành sự đánh giá giá trị pháp lý của sự im lặng hay không hành động cho pháp luật quốc gia. Bộ luật Dân sự 2005 qui định:“Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả

lời chấp nhận giao kết” (Điều 404, khoản 2). Các qui định này của Bộ luật Dân sự 2005 đã chi tiết hơn Công ước Viên 1980 về ý nghĩa pháp lý của sự im lặng và điều kiện có giá trị pháp lý của sự im lặng. Tuy nhiên các điều kiện để sự im lặng được xem là chấp nhận theo pháp luật Việt Nam quá thiếu chi tiết để có thể áp dụng. PGS. TS. Ngô Huy Cương phân tích: Cần phải giải thích sự thoả thuận của hai bên về im lặng được thể hiện ở đâu: (1) Trong nội tại của đề nghị rồi được người được đề nghị thông báo đồng ý riêng về vấn đề đó; hay (2) trong đề nghị bổ sung rồi được người được đề nghị thông báo chấp nhận vấn đề đó trong đề nghị bổ sung; hay (3) trong một thoả thuận khác; hay (4) trong tập quán; hay (5) trong thói quen quan hệ giữa hai bên. PGS. TS. Ngô Huy Cương phân tích thêm Unidroit đã có sự nhắc nhở: người đề nghị không thể đơn phương tuyên bố trong đề nghị của mình rằng đề nghị được coi là chấp nếu không trả lời hoặc giữ im lặng, bởi người đề nghị là bên đề xướng hợp đồng và người được đề nghị có quyền tự

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)