Kinh nghiệm phát triển cây vụ đông ở vùng Đồng bằng Sông Hồng

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 29)

* Thành phố Hà Nội

Những năm gần đây diện tích cây vụ đông biến động không đều do quá trình đô thị hoá đã thu hẹp một phần diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng cây vụ đông nói chung lại có xu hướng tăng dần. Năng suất không ngừng tăng lên là do Hà Nội có lợi thế tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều các công trình khoa học nghiên cứu nhằm giúp cho nông dân nâng cao năng suất và sản lượng cây vụ đông. Ngoài ra vấn đề mở rộng diện tích trồng cây vụ đông đang được thành phố đẩy mạnh để tăng thêm thu nhập và tăng độ phì nhiêu cho đất. Để thực hiện tốt kế hoạch diện tích, năng suất cây trồng vụ đông thì thành phố đã chỉ đạo thực hiện tốt một số giải pháp như:

- Tăng cường công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền qua nhiều hình thức cho nông dân; giúp nông dân có những nhận thức đầy đủ về sản xuất hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

hóa, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các kỹ thuật canh tác khác.

- Tập trung chỉđạo điều tiết nước, đảm bảo độẩm đất, rút nước đệm phù hợp để sau khi thu hoạch lúa mùa là trồng ngay cây vụđông. Đối với các diện tích không tiêu, thoát nước được bằng tự chảy phải chỉđạo bơm tiêu thoát nước sớm. Chủđộng tiêu úng kịp thời, nhất là cuối tháng 9 đầu tháng 10 khi cây vụđông đang gieo và mới gieo.

- Sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao.

Một số huyện đã có chính sách hỗ trợ giá giống khoai tây như: Ứng Hòa hỗ trợ 100%, Mỹ Đức 50%, Chương Mỹ 50%, Thạch Thất 20%. Ngoài ra, huyện Đông Anh hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua giống ngô nếp, ngô lai, khoai tây Đức và 500 triệu đồng mua thuốc trừ sâu sinh học trên rau; Ứng Hòa hỗ trợ 30% giá giống đậu tương, 100% thuốc diệt chuột; Phú Xuyên hỗ trợ 100% chi phí sản xuất khoai tây vụ hè thu để làm giống cho vụ đông…Nhờ các chính sách trên, tổng giá trị thu nhập vụ đông toàn thành phố năm 2011-2012 đạt khoảng 1.400 tỷ đồng. Được biết, trong vụ đông 2012-2013, các địa phương tiếp tục có những cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân trồng cây vụđông (Hữu Thông (2012).

“Sáng lúa, chiều cây vụ đông” - Đó là phương châm sản xuất trong vụ đông xuân sắp tới của Hà Nội. Cụ thể, bước vào vụ đông xuân 2012-2013, cùng với nhiều địa phương miền Bắc, Hà Nội đã lên kế hoạch sớm và triển khai các biện pháp cụ thểđến từng địa phương.

Theo chủ trương này, vụ đông xuân 2012-2013, toàn thành phố phấn đấu đạt tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông là 65.070ha, giá trị sản xuất toàn vụ phấn đấu đạt trên 2.500 tỷ đồng. Trong đó, diện tích đậu tương 30.598ha, năng suất ước đạt 16 tạ/ha; ngô 11.504ha, năng suất 45 tạ/ha; lạc 1.234ha, năng suất 160 tạ/ha; khoai lang 4.211ha, năng suất 90 tạ/ha; khoai tây 2.530ha, năng suất 160 tạ/ha; rau đậu các loại 13.073ha, năng suất 200 tạ/ha; hoa, cây cảnh 1.045ha…(Hữu Thông (2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

* Tỉnh Nam Định

Những năm qua, cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, hàng hóa cao. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Trong thực tiễn sản xuất, nông dân các địa phương trong tỉnh đã nhanh nhậy nắm bắt cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa. Để phát triển nông nghiệp hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, dồn điền, đổi thửa nhằm quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng đắn. Đẩy mạnh sản xuất cây vụđông, nhất là sản xuất cây vụđông trên đất 2 lúa. Hình thành vùng sản xuất rau màu hàng hóa tập trung với các cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như khoai tây, cà chua, rau các loại. Cây khoai tây tập trung phát triển sản xuất theo 2 hướng: Một là khoai tây phục vụ thị trường ăn tươi trong nước và xuất khẩu, hai là phục vụ thị trường chế biến. Tăng cường sử dụng các giống khoai tây chất lượng, năng suất cao được chọn tạo từ các nước Hà Lan, Đức, Úc… áp dụng quy trình thâm canh tiên tiến để nâng cao năng suất và sản lượng. Để chủ động được nguồn giống khoai tây chất lượng, sạch bệnh phục vụ cho sản xuất đại trà, UBND tỉnh đã quy hoạch vùng sản xuất giống và khuyến khích phát triển hệ thống kho lạnh bảo quản khoai tây giống tại các vùng chuyên sản xuất khoai tây (Ngọc Ánh, 2013).

Vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung ở các chân đất cao, pha và chân ruộng cao, đất thịt nhẹ trồng 2 lúa. Việc phát triển các vùng cây rau, quả làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu phải gắn với các nhà máy, đơn vị chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau an toàn áp dụng quy trình VietGAP tập trung ở các xã có truyền thống làm rau màu và thuận lợi nguồn nước. Quy hoạch và đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho từng loại cây trồng, trong đó ưu tiên vùng sản xuất vụđông trên đất 2 lúa (Ngọc Ánh, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

để xây dựng thành các vùng sản xuất vụ đông tập trung ở từng thôn, xóm. Vùng vụđông tập trung phải đảm bảo quy mô từ 3ha trở lên, gọn ô thửa, thuận lợi tưới tiêu. Tỉnh tập trung giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường tiêu thụ, vần đề vốn đầu tư cho sản xuất, đầu tư hạ tầng cơ sở, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh cơ giới hóa vào các khâu trong quá trình sản xuất, áp dụng thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất… để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa; từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm nông sản; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, xuất khẩu để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nông sản với giá trị gia tăng cao trong tỉnh (Ngọc Ánh, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

PHẦN III

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 29)