I Hộ tham gia sản xuất cây vụ đông
2 Quyết định giá bán sản phẩm
4.3.1 Định hướng phát triển sản xuất cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ
Từ thực trạng phát triển cây vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ cho thấy từ nay đến năm 2020, huyện Quỳnh Phụ có thể mở rộng diện tích sản xuất cây vụđông lên thành 9.200 ha chiếm 69,96% tổng diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, muốn thực hiện được vấn đề trên huyện Quỳnh Phụ phải có các định hướng sau:
Thứ nhất: Coi cây vụđông là cây trồng chủ lực, việc xây dựng lịch thời vụ phải định hướng ưu tiên phát triển cây vụđông.
Thứ hai: Tăng cường trình độ khoa học kỹ thuật và những hỗ trợ cần thiết cho người dân trong việc phát triển cây vụđông.
Thứ ba: Điều chỉnh quy hoạch vùng phát triển cây vụ đông tập trung dựa trên thế mạnh của từng vùng, cũng như cần định hướng tập trung vào một số cây trồng mủi nhọn, cụ thể:
Vùng sản xuất rau an toàn: Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tại các xã có thế mạnh như Quỳnh Hải, Quỳnh Hồng, Quỳnh Giao và các xã ven đê sông Luộc với diện tích có thể quy hoạch là 1.374,7 ha
Đẩy mạnh phát triển cây ớt, xem đây là cây trồng chủ đạo của các xã An Ấp, An Cầu, An Quý, An Vinh, An Ninh… với tổng diện tích là 2.216 ha.
Phát triển cây khoai tây, cây đậu tương trên đất hai lúa với diện tích cụ thể từng cây như sau: Cây đậu tương diện tích là 1.500 ha; khoai tây vụ đông là 1.420 ha;
Đối với cây ngô: Phát triển cây ngô với diện tích khoảng 1.800 ha với các xã ven đê sông Luộc. Đối với cây ngô hiện nay nên tập trung vào ngô nếp, ngô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
ngọt làm thực phẩm.
Thứ tư: Cần thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nói chung và thực hiện phát triển cây vụ đông nói riêng như hệ thống giao thông nông thôn, giao thông- thủy lợi nội đồng, hệ thống chợ và chợđầu mối.
Thứ năm: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông, thực hiện tốt việc liên kết giữa các nhà: khoa học, nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp.