Khái quát về tình hình ngành trồng trọt của huyện Quỳnh Phụ

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 49)

I Hộ tham gia sản xuất cây vụ đông

4.1.1 Khái quát về tình hình ngành trồng trọt của huyện Quỳnh Phụ

4.1.1.1 Chủ trương, chính sách phát triển ngành trồng trọt

Là một huyện thuần nông nên Quỳnh Phụ xác định ngành trồng trọt đang chiếm vị trí quan trọng, là ngành chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Phát triển ngành trồng trọt vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa góp phần vào việc nâng cao đời sống nhân dân. Do đó trong những năm qua huyện đã triển khai triệt để các chủ trương, chính sách của tỉnh và chính phủ về hỗ trợ phát triển ngành trồng trọt, trong đó bao gồm các chính sách:

- Quyết định 1310/QĐ-UBND ngày 07/5/2005 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá tập trung trong giai đoạn 2005- 2010 định hướng đến 2020.

- Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030.

- Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 18/5/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án cơ cấu bộ giống lúa và tổ chức sản xuất giống lúa năng suất, chất lượng cao đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2008 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thái Bình giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 3959/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch tỉnh Thái Bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020.

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế để khắc phục những hạn chế trong phát triển nông nghiệp đó là quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; năng suất, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường thiếu ổn định; sản xuất liên kết - tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp chưa bền vững; sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Huyện Quỳnh Phụ đang triển khai mạnh mẽ Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/09/2014 của tỉnh Thái Bình về Ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020. Trong đó nhấm mạnh vào các lĩnh vực khuyến khích đầu tư gồm:

a) Xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm. b) Xây dựng cơ sở sản xuất giống ngao sinh sản.

c) Đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản. d) Mua một số loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. đ) Xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản. e) Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụđông.

4.1.1.2 Hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là những cánh đồng bằng phẳng và điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh cho nên trong những năm qua huyện Quỳnh Phụ chủ trương phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, ớt, đậu tương, khoai lang, rau các loại gồm su hào, bắp cải, rau cải, cà chua.... Hiện nay, vụ đông đang trở thành vụ chính của địa phương.

Việc chủ trương phát triển cây vụ đông đã chuyển hướng hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện từ việc phát triển 2 vụ lúa giờ hình thành các công thức luân canh, xen canh khác nhau như:

- Lúa xuân + lúa mùa: chiếm 13,7 % tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là khu vực địa hình hình thấp, vàn thấp và trũng, đất có thành phần cơ giới nặng, chua, nghèo lân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

- Lúa xuân + lúa mùa + cây vụ đông: Chiếm 23,9% tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu thuộc vùng địa hình vàm trung bình.

Đối với vùng ven đê sông Luộc, sông Hóa với đất đai màu mỡ và đất địa hình vàm cao hiện trên địa bàn hình thành công thức luân canh 4 vụ với hệ số sử dụng ruộng đất là 4 lần gồm:

- Lúa xuân – màu hè – lúa mùa – màu đông. - Lúa xuân – màu hè – màu hè thu – màu đông. - Màu xuân – màu hè – lúa mùa – màu đông. - Màu xuân – màu hè – màu mè thu – màu đông. 4.1.1.3 Diện tích và cơ cấu cây trồng các vụ

Với điều kiện về đồng đất thuận lợi cho lúa phát triển, trong hai vụ chính là vụ xuân và vụ mùa lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của huyện Quỳnh Phụ, tuy nhiên diện tích đất lúa trong hai vụ chính có xu hướng ngày càng giảm, đặc biệt trong 3 năm gần đây khi địa phương đẩy mạnh phát triển các loại cây màu trên diện tích đất vàm cao và đất bãi bồi ven sông.

Bảng 4.1 Tình hình sản xuất lúa của Quỳnh Phụ từ 2005-2014

STT Năm

Vụ xuân Vụ mùa

Trồng lúa Trồng màu Trồng lúa Trồng màu DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) 1 2005 12.414 88,65 1.590 11,35 12.395 88,51 1.609 11,49 2 2006 12.257 87,52 1.747 12,48 12.234 87,36 1.770 12,64 3 2007 12.213 87,21 1.791 12,79 12.199 87,11 1.805 12,89 4 2008 12.039 85,97 1.965 14,03 12.185 87,01 1.819 12,99 5 2009 12.120 86,55 1.884 13,45 12.087 86,31 1.917 13,69 6 2010 11.949 85,33 2.055 14,67 12.000 85,69 2.004 14,31 7 2011 11.957 85,38 2.047 14,62 11.956 85,38 2.048 14,62 8 2012 11.297 80,67 2.707 19,33 11.127 79,46 2.877 20,54 9 2013 10.988 78,46 3.016 21,54 11.042 78,85 2.962 21,15 10 2014 10.857 77,53 3.149 22,49 10.940 78,12 3.064 21,88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Với mục tiêu tăng hiệu quả sản xuất trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ngoài việc phải tăng sản lượng lúa, trong những năm qua chủ trương tăng diện tích màu hè và màu hè thu được địa phương triển khai mạnh mẽ từ 1.500 ha năm 2005 đã tăng lên trên 3.000 ha.

Đất lúa không chỉ giảm về diện tích mà cơ cấu loại giống cũng có xu hướng thay đổi đáng kể trong 10 năm nay. Với việc ưu tiên phát triển cây vụ đông nên trong vụ mùa lúa ngắn ngày đang được người dân ưu tiên sản xuất.

Lúa vụ mùa ở Quỳnh Phụ được gieo cấy ở 2 trà Mùa chính vụ và Xuân sớm: Trà Mùa chính vụ những năm trước khi chưa có chương trình ưu tiên phát triển cây vụ đông thường chiếm 50-60% diện tích đất lúa, từ năm 2007 thực hiện chương trình sản xuất lúa mùa ngắn ngày của tỉnh và huyện, diện tích trà mùa sớm chuyển dịch mạnh mẽ giảm xuống mạnh, chỉ còn chiếm khoảng 20-30% diện tích toàn huyện, chủ yếu cấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài, bố trí ở chân ruộng trũng. Trà lúa Mùa chính vụ thường gieo cấy các giống như VN10, Xi23, X21, C70… Trà Mùa sớm có diện tích gieo cấy cao hơn 70% tổng diện tích gieo cấy toàn huyện, thường cấy các giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao như: TBR1, BC15, Hương Thơm 1, Bắc Thơm 7…

Bảng 4.2 Diện tích, cơ cấu gieo cấy các trà lúa vụ mùa

ở Quỳnh Phụ năm 2009-2014

STT Năm Diện tích (ha)

Lúa Dài ngày

(Mùa Chính vụ) Lúa ngắn ngày (Mùa sớm) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 2005 12.120 6.474 53,42 5.645 46,58 2 2007 11.949 3.908 32,70 8.041 67,30 3 2009 11.957 4.374 36,58 7.583 63,42 4 2011 11.297 2.423 21,45 8.874 78,55 5 2013 10.988 2.054 18,69 8.934 81,31 6 2014 10.857 1.962 18,07 8.895 81,93

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Qua bảng 4.2 ta thấy: Việc đưa lúa ngắn ngày và một số giống thuần ngắn ngày khác vào sản xuất cũng làm thay đổi cả tập quán canh tác của người dân. Diện tích lúa ngắn ngày được mở rộng trong toàn huyện lại càng khẳng định khả năng thích ứng rộng rãi với nhiều loại đất của nó. Là cơ sởđể cây vụ đông trên địa bàn phát triển.

Các vùng sản xuất lúa ngắn ngày chủ yếu ở phía Bắc huyện gồm Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Giao, Quỳnh Hoa, Quỳnh Khê, vùng phía nam quốc lộ 10, như An Mỹ, An Thanh, Đồng Tiến, An Tràng... Vùng này có nhiều diện tích đất vàn cao, vàn trung bình, vàn trũng, rất phù hợp cho gieo cấy lúa ngắn ngày.

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 49)