Yếu tố thị trường và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 85)

I Hộ tham gia sản xuất cây vụ đông

3 Công trình thủy lợ

4.2.5 Yếu tố thị trường và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông

Liên kết trong sản xuất cây vụđông ở huyện Quỳnh Phụ trong những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên sự liên kết này còn khá ít và lỏng lẻo, việc hợp tác với nhau trong các khâu sản xuất thường mang tính tự phát, chưa có định hướng rõ ràng. Trong sản xuất cây vụđông trên địa bàn chưa có cơ quan chủ quản nào đứng ra làm nhiệm vụ liên kết hay thúc đẩy liên kết giúp người dân.

4.2.5.1 Liên kết trong hoạt động cung ứng đầu vào sản xuất

Hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất người dân liên kết chủ yếu với các tác nhân như: Các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, HTX, các doanh nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào. Các đầu vào thường thấy trong quá trình liên kết là giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón....

Bảng 4.22 Tỷ lệ hộ dân tham gia vào các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây vụđông (n=90 phiếu)

Năm

Vật tư Sản xuất Tiêu thụ

Tự mua HTX Đại lý Liên kết Tự sản xuất HTX DN Liên kết Tự bán HTX DN Tiểu thương 2005 7,78 81,11 11,11 11,11 71,11 - 0,00 28,89 27,78 - 0,00 72,22 2007 15,56 65,56 18,89 11,11 62,22 - 11,11 26,67 41,11 - 11,11 47,78 2009 14,44 62,22 23,33 14,44 50,00 - 18,89 31,11 38,89 - 18,89 42,22 2011 12,22 62,22 25,56 18,89 30,00 - 22,22 47,78 57,78 - 22,22 20,00 2013 8,89 41,11 50,00 22,22 30,00 - 22,22 47,78 60,00 - 22,22 17,78

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2014)

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân liên kết gián tiếp với các doanh nghiệp trong cung ứng vật tư thông qua 2 kênh chính: các đại lý, cửa hàng vật tư và các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, do đó thực tế hiện nay không có hộ dân nào mua trực tiếp đầu vào từ doanh nghiệp.

Với đặc thù là địa phương nông nghiệp, mỗi xã ở huyện Quỳnh Phụ có một đến 2 hợp tác xã nông nghiệp với chức năng cung ứng đầu vào cho người dân. Do đó, trước đây hầu hết các hộ dân đều mua vật tư từ các HTX. Khảo sát cho thấy từ năm 2007 trở về trước trên 50% hộ dân mua vật tư từ các HTX này. Tuy nhiên, những năm gần đây do việc hình thành các đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp nên vai trò của các HTX ngày càng hạn chế, hiện các hộ còn mua đầu vào từ HTX chủ yếu là các hộ gia đình có kinh tế khó khăn, họ mua vật tư theo hình thức mua chịu, cuối vụ thanh toán.

Hiện tại một số hộ dân liên kết để hình thành các tổ hợp tác tiến hành mua đầu vào tập trung, đây là hình thức đang có xu hướng gia tăng tại các địa phương ở huyện, đặc biệt là ở xã Quỳnh Hải. Việc liên kết giúp các hộ dân chủ động được việc liên hệ mua vật tưđầu vào. Tuy nhiên số lượng các tổ hợp tác còn ít và chủ yếu ở các hộ có điều kiện kinh tế khá.

4.2.5.2 Hoạt động liên kết trong sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật

Hoạt động liên kết trong sản xuất có vai trò quan trọng trong việc tiến tới một nền nông nghiệp hiện đại hóa, tiến tới nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp, đặc biệt liên kết trong sản xuất thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và là đòn bẩy cho việc liên kết trong mua đầu vào bán sản phẩm.

Kết quả khảo sát cho thấy, sự liên kết sản xuất ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh từ sau năm 2011, đây là thời điểm huyện Quỳnh Phụ tiến hành quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng và tiến hành dồn điền đổi thửa. Việc dồn điền đổi thửa đã giúp xóa bỏ sự manh mún trên cánh đồng và thay vào đó là các cánh đồng mẫu lớn, tạo tiền đề cho các hộ liên kết với nhau trong sản xuất. Tuy nhiên trong thời gian qua tính liên kết trong hoạt động sản xuất ở Quỳnh Phụ còn nhiều vấn đề cần quan tâm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Hình 4.1 Mô hình liên kết trong hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật

Hiện tại ở Quỳnh Phụ, mối liên kết trực tiếp người dân với các nhà khoa học trong chuyển giao tiến bộ KHKT ở khu vực nông thôn hầu như không thấy xuất hiện. Liên kết giữa nhà khoa học và nông hộ thường gián tiếp thông qua các đơn vị trung gian, thường là phòng Nông nghiệp, HTX, hội nông dân hay các đơn vịđoàn thể. Theo đó, các đơn vị trên tổ chức các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức xây dựng mô hình sản xuất mới với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và người nông dân có nhu cầu.

Bảng 4.23 Mức độ liên kết và khả năng áp dụng trong chuyển giao khoa học kỹ thuật STT Mô hình Mức độ liên kết Khả năng áp dụng Cao Trung bình Thấp Có hiệu quả Không hiệu quả Bình thường 1 Trồng Ngô đông trên đất 2 lúa 47,5 36,6 15,9 37,5 17,9 44,6 2 Trồng ớt quả dài 58,6 26,6 14,8 45,9 14,6 39,5 3 Mô hình chuyên canh rau 30,1 49,6 20,3 30,4 18,6 51

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014)

Bảng 4.23 thể hiện mức độ liên kết của người dân trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với các tác nhân chuyển giao đối với 3 mô hình sản xuất cây vụđông chính ở huyện Quỳnh Phụ. Qua điều tra khảo sát thì có 2 đối tượng chính làm nhiệm vụ chuyển giao KHKT đó là các nhà khoa học được mời về tập

Người nông dân Nhà khoa học

Phòng NN, HTX, Hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

huấn và các doanh nghiệp cung ứng vật tư như: phân bón, giống, thuốc BVTV… Theo đánh giá của người dân thì hiện nay việc trồng ớt có mức độ liên kết cao hơn với 58.6% người được hỏi đánh giá tốt, nguyên nhân do cây ớt đang được các doanh nghiệp đầu tư với định hướng xuất khẩu. Đối với mô hình chuyên canh cây rau cũng được người dân đánh giá khá cao về mức độ liên kết, đây là mô hình phù hợp với các xã có địa hình vàm cao. Điển hình ở xã Quỳnh Hải với lợi thế địa hình vàm cao, đất khá màu mỡ, thích hợp cả cho trồng lúa và trồng màu, nên địa phương đã chủ trương hình thành vùng chuyên màu cho giá trị gấp khoảng 4 lần cấy 2 vụ lúa nên người dân hưởng ứng rất nhiệt tình, mọi người, mọi nhà thi đua thâm canh.

4.2.5.3 Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Trên địa bàn huyện, đã xuất hiện doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân, đặc biệt với sản phẩm ớt, cà chua, khoai tây, dưa chuột. Tuy nhiên các liên kết này đa phần là liên kết lỏng thiếu sự chặt chẽ.

Đa phần đối với các sản phẩm vụđông khác như rau, bầu bí, ngô… người dân chủ yếu bán ra ngoài thị trường tự do thông qua các chợ, thương lái. Ưu điểm của phương thức này là các sản phẩm bán ra không cần phân biệt chủng loại hay kích cỡ, người dân có thể chủ động về thời gian và địa điểm bán. Hiện nay ngày càng nhiều người dân áp dụng phương thức bán trực tiếp ra thị trường, do sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, người dân gặp phải những bất lợi như: giá sản phẩm thấp hơn, bấp bênh hơn các đối tượng thu mua khác và thường gặp phải các rủi ro do thị trường.

Hộp 1 Nguyên nhân phần lớn hộ dân bán sản phẩm ra thị trường tự do

Hỏi: Tại sao hiện nay ở địa phương các hộ dân không ký hợp đồng với các doanh nghiệp để bán sản phẩm?

Trả lời: Việc bán sản phẩm ởđịa phương tương đối dễ.Mỗi ngày, hàng chục ô tô nườm nượp về thu mua rau quả, sau đó vận chuyển đi tiêu thụở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn La...

(Anh Nguyễn Văn Đạt- Thôn An Phú 1, xã Quỳnh Hải

Thực tế ngoài sản phẩm ớt các sản phẩm nông sản khác trên địa bàn đều bán tươi, không được bảo quản theo đúng quy trình nên dẫn đến tỷ lệ loại thải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79

lớn. Bên cạnh đó, tính thời vụ và thiếu thông tin thị trường, nông hộ không tự định được giá bán hợp lý, đôi lúc họ bán giá thấp hơn giá thị trường. Các sản phẩm được bán ra thị trường tự do nhiều nhất là sản phẩm cà chua, rau với tỷ lệ lần lượt là 84,36% và 48,36% trong tổng số nông sản của hộ

Bảng 4.24 Đối tượng liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân

STT Sản phẩm

Tỷ lệ bán cho các đối tượng khách hàng (%)

Chợ/ cửa hàng truyền thống

Thu gom

/thương lái Đại lý

Doanh nghiệp 1 Rau, củ 13,21 84,36 0 2,43 2 Khoai tây 22,22 25,34 15,29 37,15 3 Ớt 0 10,06 9,34 80,6 4 Bí xanh 5,6 32,69 25,73 35,98 5 Cà chua 0 48,36 16,51 35,13 6 Đậu tương 43,54 0 0 56,46

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014)

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với phương thức tiêu thụ qua hình thức liên kết: Hình thức liên kết giữa các nhóm hộ nông dân với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tồn tại ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những liên kết này chưa thực sự tạo ra động lực cho phát triển sản xuất cây vụ đông ở huyện Quỳnh Phụ.

Trong khi đó có tới 5/7 sản phẩm được tiêu thụ ra ngoài thị trường tự do theo cách truyền thống với số lượng lớn không qua một khâu liên kết nào, điều này đang dẫn đến tình trạng tuy sản phẩm được bán thuận lợi nhưng lại không ổn định và gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất.

Nguyên nhân của tình trạng đầu ra không ổn định do hiện nay người dân không nắm được thông tin thị trường về giá cả sản phẩm và nhu cầu về loại và lượng sản phẩm. Hiện có khá nhiều các cơ quan có chức năng cung cấp thông tin thị trường hoặc xúc tiến thương mại hàng nông sản thuộc ngành thương mại, nông nghiệp, khuyến nông, các cơ quan truyền thông thậm chí cả cơ quan hội nông dân cũng vào cuộc. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu cập nhật các thông tin thị trường mới ngày càng cao thì các cơ quan này còn hoạt động kém hiệu quả, thông tin cung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80

cấp cho người sản xuất, người chế biến thường không kịp thời. Và thường dưới dạng bản tin hàng tháng. Kết quả điều tra cho thấy, ở các xã có sản xuất cây vụ đông thì vai trò cung cấp thông tin của các cơ quan này rất mờ nhạt, tất cả các hộ khi bán sản phẩm đều không thể tham khảo giá thị trường từ những cơ quan này, hầu hết thông tin về giá bán sản phẩm của họ có được đều do hàng xóm và chính người đến thu mua cung cấp.

Bảng 4.25 Nguồn cung cấp thông tin khi bán sản phẩm và khi quyết

định sản xuất cây vụđông

STT Nguồn cung cấp Tỷ lệ hộ (%)

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 85)