I Hộ tham gia sản xuất cây vụ đông
4.1.3 Phát triển hình thức tổ chức sản xuất cây vụ đông
Cây màu nói chung và cây vụ đông nói riêng từ lâu đã được người dân huyện Quỳnh Phụ quan tâm phát triển. Tuy nhiên, phải đến năm 2007 khi tỉnh Thái Bình có kế hoạch phấn đấu diện tích cây vụđông đạt 35 ngàn ha với nhóm cây chủ lực là đậu tương đông trên đất 2 lúa, ngô thu đông và ngô đông, khoai lang, rau màu các loại và khoai tây thì cây vụ đông mới được các cấp ngành địa phương coi trọng.
Để thúc đẩy phát triển cây vụ đông, huyện Quỳnh Phụ đã chỉ đạo các xã trên địa bàn giao cho các HTX sử dụng đất 5% để phát triển cây vụ đông. Trong giai đoạn đầu các HTX chủ trương phát triển 2 cây trồng chủ lực là Đậu tương và khoai tây. Đây là hai loại cây nằm trong doanh mục phát triển của tỉnh nên có những hỗ trợđầu tư ban đầu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
Cũng trong thời gian này một số doanh nghiệp đầu tư trồng ngô bao tử xuất khẩu ở các xã vùng ven đê sông Luộc, tạo điều kiện cho địa phương khai thác được quỹ đất bỏ hoang từ trước kia. Đồng thời cây ớt cũng được trồng thử nghiệm trên diện tích đất màu và đất lúa thuộc vùng vàm cao ở các địa phương có lợi thếđường giao thông như An Ấp, An Quý, An Ninh, An Vinh và thu được các kết quả khả quan.
Đến năm 2009 với những kết quả tích cực từ cây vụđông mang lại đã tạo động lực cho nhiều hộ dân phát triển các loại cây trồng vụ đông. Trong đó cây ớt, đậu tương, Khoai tây được người dân trồng tương đối nhiều trên diện tích đất màu cũng nhưđất 2 lúa vàm cao. Trong thời gian này cùng với sự suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên diện tích canh tác. Tỷ lệ phần trăm của hộ dân tăng lên trong năm 2009 là do nhiều hộ dân tựđầu tư và chuyển đổi hệ thống cây trồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
Bảng 4.4 Tỷ lệ diện tích cây vụđông thuộc các tổ chức từ năm 2005-2013
ĐVT: % STT Cây vụđông Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Năm 2013 Hộ dân HTX DN Hộ dân HTX DN Hộ dân HTX DN Hộ dân HTX DN Hộ dân HTX DN 1 Ngô 100 - - 13,45 35,76 50,79 15,45 34,76 49,79 100 - - 100 - - 2 Khoai Tây 26,44 73,56 24,34 75,66 - 54,34 45,66 - 100 - - 100 - - 3 Rau các loại 100 - - 100 - - 100 - - 100 - - 100 - - 4 Cây ớt - - - 27,63 - 72,37 31,62 - 68,38 21,62 - 78,38 17,34 82,66 5 Đậu tương - - - 16,45 83,55 - 56,45 43,55 - 100 - - 100 - -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
Từ năm 2011 đến nay ngoài cây ớt thì các loại cây trồng khác hầu như chỉ có các hộ dân sản xuất. Các HTX hiện chỉ tham gia vào việc cung ứng vật tưđầu vào. Các doanh nghiệp nông nghiệp trong những năm gần đây đầu tư không hiệu quả nên đã rút vốn hoặc phá sản. Điển hình như doanh nghiệp đầu tư trồng ngô bao tử trên địa bàn xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, đến năm 2010 hầu hết sản phẩm ngô không tìm được đầu ra, phần lớn người dân chuyển tử ngô bao tử sang trồng ngô nếp bán non cho các thị trường Hà Nội, Thành phố Thái Bình,…
Trong những năm gần đây, xu hướng lao động nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi đó việc dồn điền tạo ra những cánh đồng mẫu lớn đòi hỏi các hộ dân liên kết lại với nhau. Thực tếở các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụđã hình thành các Tổ hợp tác. Mô hình Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở Nghị định 151/2007/NĐ-CP, đây là mô hình các hộ dân tự nguyện hợp tác nhằm cùng có lợi với điều kiện có từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Hoạt động của tổ hợp tác ở huyện Quỳnh Phụ chủ yếu hướng vào mục đích giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống như: trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về giống mới, kỹ thuật mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất trồng trọt; cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm. Kết quả khảo sát cho thấy hiện có các Tổ hợp tác như: Tổ làm đất, Tổ thu hoạch, Tổ bảo vệđồng.
Về mặt kinh tế, các tổ hợp tác đã thúc đẩy sản xuất trên địa bàn các xã phát triển, tận dụng được nguồn lực (đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động...) tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho các hộ thành viên, đồng thời tạo tiền đề cho cung cách làm ăn mới, hướng sản xuất tới thị trường. Về mặt xã hội, các tổ hợp tác là mô hình tự trợ giúp và tương trợ lẫn nhau để cùng thoát khỏi đói nghèo và vươn lên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu kinh tế, xã hội của mình, đề cao tinh thần tương thân, tương ái.
Hiện tại trong lĩnh vực trồng trọt (chủ yếu là cây vụ đông, do đặc thù chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị kinh tế cao) trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ có 30 tổ tổ hợp tác và chủ yếu là tổ hợp tác làm đất và thu hoạch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 0 0 0 3 0 4 6 0 4 8 5 6 11 7 12 0 2 4 6 8 10 12 2005 2007 2009 2011 2013 Năm Tổ Làm đất Tổ bảo vệđồng Tổ thu hoạch
Biểu đồ 4.1 Diễn biến các tổ nhóm trong phát triển cây vụ đông
Nguồn: Khảo sát năm 2014. - Tổ hợp tác làm đất
Mô hình dịch vụ làm đất đang dần được hình thành ở các xã trên địa bàn huyện nhằm thực hiện mục tiêu cơ giới hoá nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Các tổ hợp tác được hình thành từ việc các hộ dân góp tiền mua máy làm đất vừa phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình vừa làm dịch vụ. Giá dịch vụ được tổ hợp tác thống nhất (dao động từ 130 đến 150 nghìn đồng/sào tuỳ thuộc vào chân ruộng). So với các hộ làm dịch vụ độc lập giá này thấp hơn khoảng 50 nghìn đồng/sào. Hầu hết các tổ hợp tác làm đất đều dựa trên cơ sở tập hợp hộ xã viên có máy làm đất tham gia tổ.
- Tổ thu hoạch
Tổ thu hoạch chủ yếu ở các xã trồng ớt, sự hình thành các tổ thu hoạch mang ý nghĩa quan trọng trong liên kết với doanh nghiệp thu mua. Cũng tương tư như tổ làm đất, tổ thu hoạch hình thành trên cơ sở các hộ dân góp vốn cùng mua máy sấy ớt. Việc có máy sấy ớt giúp các hộ dân chủ động được việc tiêu thụ sản phẩm mà không phải phụ thuộc vào thương lái do việc phải bán ớt tương. Bên cạnh đó, việc hình thành tổ hợp tác giúp các hộ sản xuất ớt có thể ký hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49