Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây ngắn ngày ở một số nước trên Thế giới và trong khu vực

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 27)

giới và trong khu vực

Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới đã có nhiều biến đổi lớn, trong đó cuộc thay đổi về cơ cấu cây trồng ở các nước Tây - Âu vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 được xem như mởđầu cho cuộc cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa ở vùng này. Nội dung của nó là thay đổi chế độ độc canh lúa bỏ hóa (cứ hai năm trồng lúa thì lại bỏ hóa một năm để phục hồi độ màu mỡ của đất, năng suất vẫn thấp chỉ đạt từ 6 - 7 tạ/ha). Bằng chế độ luân canh 4 ruộng luân chuyển nhau trong 4 năm với 4 loại cây trồng: Lúa mì, củ cải, thức ăn gia súc và yến mạch (Hoàng Đức Phương, 1981).

Trong quá trình phát triển của nông nghiệp trên thế giới, nếu chế độ canh tác cơ bản hóa là đặc trưng của nông nghiệp phong kiến châu Âu và chếđộ luân canh có cây lấy củ, quả, cây thức ăn gia súc, cây phân xanh là đặc trưng của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa thời kỳ đầu, thì hiện nay nông nghiệp hiện đại đã áp dụng những chế độ và công thức luân canh đa dạng hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho nhu cầu của đời sống và của công cuộc phát triển kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, ở các nước đang phát triển nhất là đối với các nước xã hội chủ nghĩa (Hoàng Đức Phương, 1981).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

Bảng 2.3 Chỉ số tăng vụở một số nước trên thế giới

STT Tên nước Thời kì Chỉ số tăng vụ

1 Pakistan 1967-1968 108 2 Miễn Điện 1965-1966 111 3 Nam Việt Nam 1960 112 4 Ấn Độ 1966-1967 114 5 Bangnadesh 1968-1969 119 6 Inđônesia 1964 126 7 Nhật Bản 1967 126 8 Philippin 1960 136

9 Nam Triều Tiên 1969 153

10 Đài Loan 1969 184

(Nguồn: Dẫn theo Hoàng Đức Phương, 1981)

Các nước nhiệt đới và nửa nhiệt đới do chếđộ mưa và nhiệt thuận lợi nên quanh năm có thể trồng cây. Vì vậy đã phát triển thêm nhiều hệ thống luân canh tăng vụ giữa cây trồng cạn và lúa nước rất phong phú.

Ở miền Bắc Ấn Độ có tổng số nhiệt các năm khoảng 90000C và có 3 - 4 tháng nhiệt dưới 200C, hàng năm vụ rét trồng lúa mì, đại mạch, cải dầu hoặc đỗđậu mùa đông, vụ nóng trồng lúa nước, lúa miến, ngô. Hiện nay, vùng này đã xác định công thức luân canh 3 vụ trên năm như: Lúa + lúa + lúa mì + ngô + cải dầu (hoặc khoai tây, lúa mì); ngô + khoai tây + lúa mì; hoặc công thức 4 như đậu xanh (hay kê) + ngô + khoai tây (hay cải dầu) + lúa mì (Hoàng Đức Phương, 1981).

Ở Đài Loan và miền nam Trung Quốc một số nơi dân cư đã gieo trồng 3 vụ/năm gồm cây lúa nước và các loại cây trồng cạn. Trường hợp cây vụđông (lúa mì) không chín kịp người ta gieo gối cây trồng sau vào như: bông, ngô, đậu tương (Hoàng Đức Phương, 1981).

Vùng Philippin có nhiệt độ cao quanh năm, không có tháng nào dưới 200C đã xác định có thể trồng 3 - 4 vụ/năm với các công thức luân canh như: Lúa + lúa + đỗ tương; lúa + khoai lang + đỗ tương + ngô đương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

Mặc dù điều kiện tự nhiên thuận lợi cho tăng vụ song hiện nay chỉ số tăng vụ của các nước Châu Á còn khá thấp, từ 108-184 (đất trồng 1 năm 1 vụ được tính với chỉ số là 100) (Hoàng Đức Phương, 1981).

Vì vậy từ những năm 1960 nhiều nhà khoa học đã thấy rằng đối với vùng nhiệt đới là vùng có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, còn nhiều khả năng tăng tổng sản lượng hàng năm trên các đơn vị diện tích, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt cho đời sống và cho phát triển kinh tế. Ở một số nơi các nguồn tài nguyên còn chưa được khai thác hợp lý và đầy đủ vì vậy luân canh tăng vụ, trồng xen, trồng gối một cách khoa học chính là khai thác hợp lý và đầy đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó.

Cũng vào những năm này, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy nếu với chỉ riêng một giống lúa thấp cây đứng lá (như IR8) thì cũng không thể giải quyết vấn đề lương thức cho nhiều vùng đất đai với nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Do đó, đã chuyển sang nghiên cứu không những chuyện về lúa mà còn về nhiều cây hoa màu khác nhau, lấy lúa làm cơ sở. Và các chếđộ luân canh, trồng xen, trồng gối ngày càng được chú trọng nghiên cứu phát triển nhiều hơn.

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 27)