Phát triển kỹ thuật sản xuất cây vụ đông

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 59)

I Hộ tham gia sản xuất cây vụ đông

4.1.4 Phát triển kỹ thuật sản xuất cây vụ đông

4.1.4.1 Sử dụng giống cây vụđông

Kết quả khảo sát cho thấy từ năm 2007 về trước trên 40% hộ dân sử dụng giống do gia đình để giống hoặc mua giống, đổi giống giữa các hộ dân trong họ hàng, làng xóm với nhau. Trong khi đó, tỷ lệ hộ mua giống từ các doanh nghiệp, công ty giống, tỷ lệ này rất thấp, năm 2005 theo khảo sát chỉ 3,33% hộ dân mua giống ở công ty. Tuy nhiên, phỏng vấn sâu thêm cho thấy những hộ này chủ yếu là con đi học mua giống từ công ty giống Thái Bình.

Từ năm 2007 khi các doanh nghiệp đầu tư vào trồng ớt và ngô bao tử thì tỷ lệ hộ sử dụng giống từ các công ty tăng đột biến, chiếm 32,22% tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Trong khi đó, tỷ lệ hộ sử dụng giống của gia đình có giảm xuống đáng kể, chỉ còn 18,89%.

Đặc biết từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ hộ mua giống từ các đại lý, doanh nghiệp có xu hướng tăng, mặc dù từ năm 2011 đến nay các doanh nghiệp đầu tư ngô bao tửđã không còn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, hiện nay tỷ lệ hộ mua giống của HTX tương đối ổn định qua các năm với tỷ lệ khoảng 20% tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Điều này cho thấy, hiện các HTX vẫn có tiếng nói với một bộ phận người dân trên địa bàn. Bảng 4.5 Tỷ lệ hộ sử dụng các nguồn giống để gieo trồng ĐVT: % STT Tiêu chí 2005 2007 2009 2011 2014 BQ 1 Sử dụng giống gia đình 42,22 35,56 18,89 21,11 13,33 26,22 2 Mua giống của người dân khác 10,00 4,44 5,56 6,67 4,44 6,22 3 Mua giống của HTX 31,11 17,78 25,56 21,11 22,22 23,56 4 Mua giống của đại lý 13,33 10,00 17,78 27,78 31,11 20,00 5 Mua giống ở doanh nghiệp 3,33 32,22 32,22 23,33 28,89 24,00 Cộng 100 100 100 100 100 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Việc để giống và sử dụng giống của gia đình có xu hướng giảm nhưng vẫn không triệt để vì để giống cho vụ sau giúp hộ dân không mất chi phí mua giống và người dân chủđộng được nguồn giống.

72% 75% 75% 82% 84% 86% 65% 70% 75% 80% 85% 90% Sử dụng giống gia đình Mua giống của người dân khác Mua giống của HTX Mua giống của các đại lý Mua từ công ty

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ nảy mầm của các nguồn giống được người dân sử dụng

Nguồn: Khảo sát năm 2014.

Tuy nhiên với những hạn chế về công tác bảo quản giống nên nhìn chung tỷ lệ nảy mầm của các loại theo đánh giá của người dân còn thấp, tỷ lệ này chỉ đạt 72%. Trong khi đó, tỷ lệ nảy mầm từ nguồn giống được mua ở HTX, đại lý và các công ty tỷ lệ này đạt trên 82%.

4.1.4.2 Kỹ thuật và biện pháp canh tác

Xu thế thay đổi rõ nhất trong biện pháp canh tác của người dân ở huyện Quỳnh Phụ là tỷ lệ hộ dân sử dụng phân hưu cơ ngày càng giảm, thay vào đó là việc các hộ dân sử dụng tăng lượng phân hóa học và phân vi sinh. Cụ thể theo số liệu tổng hợp khi điều tra cho thấy hộ sử dụng phân chuồng là chủ yếu giảm từ 57,78% xuống còn 22,22% sau 10 năm, con số này sẽ ít hơn nhiều nếu không tính việc hộ sử dụng nước phân để tưới cho cây rau màu.

Tỷ lệ hộ sử dụng phân vi sinh có xu hướng tăng lên nhưng từ năm 2009 đến nay tương đối ổn định, tỷ lệ này chiếm 21,11% số hộ khảo sát. Đặc biệt, tỷ lệ hộ sử dụng phân vô cơ tăng lên qua các năm và xu thế ngày càng tăng. Đây một phần là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

do hiện nay nguồn phân chuồng ngày càng ít do đầu gia súc giảm mạnh trong những năm qua. Bảng 4.6 Tỷ lệ hộ sử dụng phân để gieo trồng ĐVT: % STT Tiêu chí 2005 2007 2009 2011 2014 BQ 1 Sử dụng phân chuồng là chủ yếu 57,78 46,67 31,11 24,44 22,22 36,44 2 Sử dụng phân vô cơ là chủ yếu 31,11 38,89 47,78 54,44 56,67 45,78 3 Sử dụng phân vi sinh là chủ yếu 11,11 14,44 21,11 21,11 21,11 17,78 Cộng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014)

Các hộ sử dụng phân chuồng chủ yếu là phân lợn, phân gà được ủ hoai mục hoặc bán hoai mục rồi trộn với tro bếp hoặc phân lân để bón lót trước khi trồng, rất ít hộ sử dụng phân chuồng từ trâu, bò. Bên cạnh đó người dân hay sử dụng nước phân tươi, nước giải tưới trực tiếp cho cây trồng. Hoạt động này vừa gây ô nhiễm môi trường vừa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây trồng.

Hiện nay, người dân sử dụng quá nhiều phân hóa học trong sản xuất đặc biệt là phân đạm đối với các hộ trồng rau vì đạm giúp cho cây rau xanh non hơn, bắt mắt người tiêu dùng đồng thời nâng cao năng suất cây trồng. Nên người trồng rau không thể không bón đạm, họ coi đạm là một yếu tố rất quan trọng. Việc sử dụng phân đạm tùy tiện không cân đối với các loại phân bón khác làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trong cây trồng cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy cần thay đổi cách nhìn nhận của người sản xuất, hướng cho họ một phương hướng mới, khuyến khích người dân nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học để hạn chế việc sử dụng đạm nhưng vẫn mang lại hiệu quả trồng trọt cao.

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)