I Hộ tham gia sản xuất cây vụ đông
3.2.3 Phương pháp phân tích
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Cụ thể hơn trong nghiên cứu chúng tôi dựđịnh phân tổ:
- Phân tổ các khu vực sản xuất cây vụ đông theo tiêu chí về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu.
- Phân tổ theo đối tượng tham gia sản xuất: nhóm hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo để làm cơ sở xác định nhóm cây trồng phù hợp.
3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
- Sử dụng cách thức so sánh: Hiệu quả kinh tế của các nhóm cây trồng; nhu cầu và hiệu quả đầu tư của các nhóm cây trồng...
- So sánh để làm rõ sự khác nhau về kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụđông giữa các nhóm hộ, giữa các chân đất và giữa các công thức luân canh.
- So sánh diện tích, năng suất, sản lượng cây vụđông ở các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ để từ đó lựa chọn đầu tư phát triển ở những vùng có lợi thế cạnh tranh trong phát triển cây vụđông có giá trị.
3.2.3.3 Phương pháp PRA
Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia nhằm thu thập các thông tin định tính và định lượng về phát triển cây vụ đông từ phía cộng đồng. Đặc biệt trong đó nhấn mạnh các thông tin về tìm hiều, phân tích, và đánh giá các khó khăn, thuận lợi và các giải pháp được cộng đồng đưa ra trong phát triển cây vụđông ở huyện Quỳnh Phụ. Công cụ chủ yếu được áp dụng trong đề tài nhằm phát hiện và đưa ra các giải pháp quan trọng, cấp thiết trong phát triển sản xuất cây vụ đông, phương pháp xếp hạng ưu tiên được sử dụng trong đề tài. Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn trên cơ sở xếp hạng ưu tiên theo các tiêu thức lựa chọn, cho điểm đểđánh giá các giải pháp; trách nhiệm của các đối tượng liên quan trong phát triển cây vụđông từđó đưa ra hệ thống giải pháp phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38