Sử dụng đầu vào trong phát triển cây vụ đông

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 61)

I Hộ tham gia sản xuất cây vụ đông

4.1.5 Sử dụng đầu vào trong phát triển cây vụ đông

Cây vụđông là cây trồng đòi hỏi sựđầu tư lớn, yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc cao, đây là loại cây trồng trải qua nhiều giai đoạn đầu tư với nhiều yếu tố chi phí khác nhau như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), lao động, phí thuê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

làm đất, phí khác (diệt chuột, thủy lợi, vận chuyển…). Cụ thể kết quả khảo sát một số loại cây vụđông điển hình ở huyện Quỳnh Phụ cho thấy chi phí tương đối cao.

- Cây đậu tương

Cây đậu tương được đưa vào trồng đại trà ở huyện Quỳnh Phụ từ khá lâu. Trong thời gian đầu tiến hành gieo trồng thì người dân chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống là làm luống, sử dụng gậy nhọn tạo lỗ nhỏ để tra hạt đậu vào. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay và qua các buổi tập huấn của cơ quan khuyến nông huyện thì 100% các hộ sản xuất sử dụng phương pháp trồng trực tiếp lên chân ruộng, không làm luống như trước đây mà chỉ làm các rãnh nhỏ để dẫn nước phục vụ tưới tiêu.

Từ bảng 4.7 ta thấy rằng ở nhiều chỉ tiêu chi phí cho cây đậu tương giữa các nhóm hộ không có sự khác biệt lớn. Trong đầu tư phân bón vô cơ cho cây đậu thì 100% các hộ đều sử dụng đủ cả đạm, lân, kali. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát tỷ lệ đầu tư phân bón vô cơ giảm dần từ hộ khá đến hộ nghèo. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, hiện nay việc sử dụng phân chuồng trong làm đất và trồng trọt có xu hướng giảm, người nông dân có xu hướng sử dụng phân vô cơ và phân vi sinh trong trồng trọt.

Đối với chi phí đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật thì nhóm hộ khá đầu tư cao nhất với chi phí đầu tư bằng 147,43% so với nhóm hộ nghèo. Chi phí thuê làm đất cho cây đậu tương hầu như không đáng kể do việc trồng đậu tương hiện theo phương thức mới, ít tác động lên đất.

Về lao động: Nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo đầu tư nhiều công lao động hơn so với nhóm hộ trung bình, bình quân 1 sào đậu tương nhóm khá đầu tư 8 công lao động bằng 84,21% so với công lao động mà nhóm hộ nghèo bỏ ra. Nhóm hộ trung bình đầu tư trung bình 1 sào là 7 công lao động. Nguyên nhân về sự khác biệt này là do nhóm hộ khá quan tâm hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm (như phân loại sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ) nhưng thấp hơn so với nhóm hộ nghèo là do sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong sản xuất như máy cắt để cắt rạ che phủ hạt đậu sau khi gieo nhằm giữ độ ẩm cho hạt nảy mầm, thu hoạch sản phẩm; còn đối với các hộ nghèo, quy mô sản xuất thường nhỏ lẻ nên hộ thường dùng phương pháp truyền thống sản xuất như dùng liềm để cắt rạ và thu hoạch cây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Bảng 4.7 Chi phí sản xuất cây đậu tương và cây Khoai Tây

Tình bình quân/1 sào

STT Chỉ tiêu ĐVT

ĐẬU TƯƠNG KHOAI TÂY

Nhóm hộ So sánh(%) Nhóm hộ có vốn đầu So sánh(%) Khá (1) Trung bình (2) Nghèo (3) (1)/(2) (2)/(3) (1)/(3) Khá (1) Trung bình (2) Nghèo (3) (1)/(2) (2)/(3) (1)/(3) 1 Giống Gam 5,20 4,90 4,90 106,12 100,00 106,12 30,00 30,00 30,00 100,00 100,00 100,00 2 Phân bón Phân chuồng Kg 0 0 150,00 - - - 100,60 145,50 200,00 69,14 72,75 50,30 Phân vô cơ Kg 15,10 12,70 11,80 118,89 107,63 127,97 24,30 22,30 21,30 108,97 104,69 114,08 3 Thuốc BVTV 1000đ 25,80 22,60 17,50 114,16 129,14 147,43 0 0 0 - - - 4 Thuê làm đất 1000đ 0 0 0 - - - 90,00 75,70 45,50 118,89 166,37 197,80 5 Chi phí khác 1000đ 25,00 23,20 20,10 107,76 115,42 124,38 25,00 23,30 22,50 107,29 103,56 111,11 6 Lao động LĐ gia đình N.công 8,00 7,00 9,50 125,00 66,67 84,21 15,00 17,00 18,00 88,24 94,44 83,33

Thuê lao động N.công 0 0 0 - - - 0 0 0 - - -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

- Cây khoai tây

Từ bảng số liệu 4.7 ta thấy rằng chi phí đầu tư cho cây khoai tây của các nhóm hộ chỉ khác nhau ở chi phí phân bón, công lao động và thuê làm đất.

Về đầu tư phân chuồng: Nhận thấy rằng khối lượng phân chuồng đầu tư tăng dần theo nhóm hộ từ nhóm hộ khá đến nhóm hộ nghèo. Lượng phân vô cơ bón cho cây khoai tây của các nhóm hộ tương đối như nhau, chỉ có sự khác biệt lớn nhất đối với phân lân. Do lượng phân chuồng sử dụng ít nên hộ có xu hướng đầu tư tăng thêm về lân nhằm tăng năng suất cây trồng.

Về lao động: Nhóm hộ khá sử dụng ít công lao động nhất và nhóm hộ nghèo đầu tư nhiều công lao động nhất. Sự khác biệt này chủ yếu là do ở công làm đất và công chăm sóc, nhóm hộ khá chỉđầu tư 1 công lao động cho việc làm đất còn hai nhóm hộ còn lại đầu tư 2 công. Nguyên nhân là do hộ khá đầu tư vào trang thiết bị, dụng cụ sản xuất và chi phí thuê làm đất cao hơn đối với các hộ khác nên rút ngắn thời gian làm đất.

- Cây ớt và rau các loại

Từ bảng số liệu 4.8 ta thấy cây ớt và rau đều được đầu tư chi phí giống giữa các hộ là như nhau. Tuy nhiên với các loại cây này thì đầu tư về phân chuồng và phân vô cơ là khác nhau giữa các nhóm hộ. Việc đầu tư phân vô cơ cho hai loại cây này vừa thiếu về số lượng vừa mất cân đối giữa các yếu tốđạm, lân, kali. Ngay cả ở nhóm hộ khá lượng phân bón vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quy trình sản xuất. Cụ thể đối với cây ớt lượng phân vô cơ nhóm hộ khá sử dụng bằng 101,06% so với nhóm hộ trung bình và bằng 103,51% so với hộ nghèo. Khác biệt này chủ yếu là ở lượng phân lân và phân đạm sử dụng, còn lượng phân Kali mà các nhóm hộ sử dụng cho cây ớt là như nhau.

Đối với rau thì lượng phân vô cơ mà các nhóm hộ sử dụng cũng tương tự như đối với cây ớt. Nhóm hộ khá sử dụng bằng 102,91% so với nhóm hộ trung bình và nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

Bảng 4.8 Chi phí sản xuất một số cây rau của hộđiều tra năm 2014

Tình bình quân/sào STT Chỉ tiêu ĐVT Cây ớt Rau các loại Nhóm hộ So sánh Nhóm hộ So sánh(%) Khá (1) Trung bình (2) Nghèo (3) (1)/(2) (2)/(3) (1)/(3) Khá (1) Trung bình (2) Nghèo (3) (1)/(2) (2)/(3) (1)/(3) 1 Giống Gam 40 40 40 100,00 100,00 100,00 12 12 12 100,00 100,00 100,00 2 Phân bón Kg Phân chuồng Kg 250 286,0 300,0 87,38 95,27 83,33 220,2 255,6 277,5 86,15 91,91 79,35 Phân vô cơ Kg 38,3 37,9 37,0 101,06 102,43 103,51 49,5 48,1 45 102,91 106,89 110,00 3 Thuốc BVTV 1000đ 33 33 33 100,00 100,00 100,00 31 31 31 100,00 100,00 100,00 4 Thuê làm đất 1000đ 90 85,3 45,0 105,51 120,82 127,48 87,2 68,4 63,8 127,49 114,57 136,68 5 Chi phí khác 1000đ 102 98 80 104,08 122,50 127,50 100,3 98,2 81,5 102,14 120,64 123,22 6 Lao động Công LĐ gia đình “ 27,6 27,0 27,5 102,22 98,18 100,36 24,1 22,1 21,6 109,05 102,31 111,57 Thuê lao động 0 0 0 - - - 0 0 0 - - -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Về lao động thì 100% các hộ khi trồng cây vụđông không có nhu cầu thuê lao động, các hộ thường sử dụng lao động gia đình và tham gia các tổ hợp tác. Ở đây nhóm hộ khá luôn đầu tư công lao động lớn nhất ở cả hai loại cây. Đối với cây ớt hộđầu tư 27,6 công lao động bằng 102,22% so với hộ trung bình. Đối với cây rau hộ khá đầu tư bình quân 24,1 công lao động bằng 109,05% so với nhóm hộ trung bình.

Một phần của tài liệu phát triển cây vụ đông ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 61)