3.7.2.1. Giải pháp sử dụng các giống lúa thích hợp
a. Sử dụng giống lúa nổi thích hợp với thời gian ngập dài.
Các giống lúa thông thường được lai gene Submergence và Snorkel (Nhật Bản) có thể chống chịu nhiều kịch bản ngập lụt. Nếu nước ngập nhanh và sâu, gene Submergence sẽ phát huy tác dụng. Nếu nước ngập từ từ nhưng kéo dài, gene Snorkel sẽ giúp cây lúa vượt lên cao khỏi mặt nước và cho thu hoạch như bình thường ngay cả khi ngập lụt trong nhiều tuần lễ.
Ngoài ra, còn bộ giống lúa ngập úng do Cố giáo sư Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng đã lai tạo thành công vào năm 1980 (viết tắt là chữ U: giống U14, U17,…) được trồng đại trà đem lại kết quả khả quan tại một số tỉnh thành trong cả nước, cần tiếp tục nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các giống lúa chịu ngập úng thích hợp với vùng Giao Thủy.
b. Sử dụng giống lúa thích hợp với các loại đất nhiễm mặn: Các giống RVT, CT6 tính chịu mặn khá tốt, chịu được rét gạo có mùi thơm đậm, cơm ngon, đang được nhân rộng trên địa bàn huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
3.7.2.2. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ
Trong những năm gần đây huyện Giao Thủy thường bị khô hạn trong vụ xuân và úng lụt trong vụ mùa. Đề khắc phục tình trạng này huyện nên chuyển đổi diện tích cây lúa chân vàn cao sang trồng rau màu, chân ruộng thấp chuyển sang cấy lúa xuân – nuôi cá vụ hè thu và chân ruộng nhiễm mặn chuyển sang mô hình nuôi thủy sản mặn lợ. Nhờ các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ mà người dân chủ động ứng phó được với những khó khăn do BĐKH gây ra mà còn nâng cao thu nhập bình quân trên diện tích đất canh tác.
3.7.2.3. Giải pháp luân canh trên đất canh tác lúa
- 1lúa + 2 màu: màu xuân - lúa mùa – màu đông; - 2 lúa + 1 màu: Lúa xuân – Lúa mùa – cây vụ đông
- 1 lúa + 3 màu: Lạc xuân – dưa hâu – lúa mùa – khoai tây đông
- 1 lúa + 1 thuỷ sản: Khoai tây xuân – dưa hấu hè thu – lúa mùa sớm – dưa hấu đông
Nhờ các biện pháp luân canh trên đất lúa mà tỷ lệ quay vòng đạt 3- 4 vụ/năm, cá biệt có những xã của huyện đạt 5 vụ.
3.7.2.4. Giải pháp trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển
Hệ thống rừng ngập mặn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự an toàn của hệ thống đê biển. Nhờ có hệ thống rừng làm tường chắn và đê biển được bảo vệ an toàn. Thực tế cho thấy những cơn bão đổ bộ vào huyện Giao Thủ trong những năm vừa qua cho thấy những nơi nào có rừng ngập mặn thì đê biển đều được bảo vệ vững vàng. Kết quả khảo sát ở các Quốc gia có sóng thần cũng cho thấy các dài rừng ngập mặn có thể làm giảm cường độ của sóng thần từ 50%-90%, các làng mạc sau rừng cũng ít bị ảnh hưởng.
Nhằm ứng phó với nước biển dâng gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp nói chung và đất canh tác lúa nói riêng cần phải quan tâm đầu tư mở rộng diện tích, bảo vệ chăm sóc rừng phòng hộ đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, khuyến khích nhân dân trồng cây chắn sóng, bảo vệ tuyến đê bao, chống sạt lở...đặc biệt là bảo vệ tuyến đê xung yếu ven biển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của thủy triều lấn sâu vào đất liền. Thực hiện trồng rừng phòng hộ bảo vệ đê tại đoạn xung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 yếu có bề dày rừng tối thiểu 200m về phía biển với diện tích 100ha và trồng rừng bổ sung một số đoạn phía đồng dọc theo chân đê.
Tăng cường trồng mới, đồng thời nghiêm cấm hiện tượng chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng. Tập đoàn cây trồng ngập mặn: đước, bần, trang, mắm.