Các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, lũ lụt, bão...) đang diễn biến ngày càng phức tạp, với cường độ ngày càng mạnh gây khó khăn cho công tác dự báo, phòng tránh. Do đó ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra là ngày càng lớn.
- Áp thấp nhiệt đới và bão: Nguyên nhân hình thành ATNĐ và bão rất phức tạp và chưa được nghiên cứu hết. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ATNĐ và bão thường dễ được hình thành trên các vùng biển nhiệt đới mà huyện Giao Thủy lại có đường bờ biển khá dài, do đó ảnh hưởng của ATNĐ và bão đến huyện là không thể tránh khỏi. Địa phương cần nâng cao công tác phòng tránh và giảm nhẹ ảnh hưởng của ATNĐ và bão như thường xuyên tu sửa các công trình nhà ở, đê điều, thủy lợi..., tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng tránh bão.
- Lũ lụt: Lũ lụt là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Nguyên nhân gây ra các trận lũ lụt có thể là do các trận mưa lớn kéo dài; các công trình xây dựng đường xá, đê, đập không hơp lý, hồ chưa nước bị vỡ, mưa lớn kết hợp triều cường, chặt phá rừng đầu nguồn. Lũ lụt gây hậu quả nặng nề đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Với nhiều lợi thế về sản xuất nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 nghiệp, đặc biệt là cây lúa Giao Thủy cần có những kế hoạch và hành động cụ thể trong việc phòng tránh lũ lụt nói riêng và phòng tránh thiên tai nói chung.
- Hạn hán: Trên hệ thống các sông của tỉnh Nam Định, những năm trở lại đây dòng chảy mùa kiệt nhỏ đã gây trở ngại cho các nhu cầu kinh tế, dân sinh và môi trường. Mực nước trên các cống lấy nước tự chảy vào hệ thống các trạm bơm tưới bên bờ hệ thống sông Hồng luôn thấp, gây khó khăn và hạn chế công suất hoạt động, đặt biệt giai đoạn đổ ải yêu cầu lấy nước tập trung chủ yếu trong tháng 2. Như vậy, có thể thấy ảnh hưởng của BĐKH đang ngày càng rõ rệt.
- Rét đậm, rét hại:
Trong nông nghiệp, rét đậm và rét hại gây thiệt hại nhiều cho việc sản xuất; rét đậm có ảnh hưởng đến quá trình gieo mạ, còn rét hại làm cho cây quang hợp kém, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và có khả năng cây lúa bị chết khi rét hại kéo dài trên 3 ngày. Rét đậm, rét hại thường hay xảy ra ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta vào các tháng chính đông (tháng XII năm trước và tháng I, tháng II năm sau). Trong thời điểm rét đậm thường bị rét hại, thậm chí nhiệt độ có thể xuống thấp hơn nhiều có thể gây ra băng giá, sương muối và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và vật nuôi. Điển hình như các đợt sương muối vào dịp cuối năm có tác động rất xấu đến hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện, đặc biệt là cây đinh lăng.
3.7. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thích ứng với BĐKH cho huyện
Các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH đối với huyện Giao Thủy được xây dựng trên cơ sở Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ,chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định. Đồng thời các giải pháp đưa ra trên cơ sở phải phù hợp với thực trạng điều kiện tự nhiên và dự báo về BĐKH tại huyện .
Trong thời gian qua, trước những tác động của BĐKH người dân cũng đã có những biện pháp nhằm phòng tránh và hạn chế tác động xấu. Một số biện pháp của người dân được tổng hợp qua bảng sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Bảng 3.12: Kết quảđiều tra, phỏng vấn về các giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng trong sản xuất lúa
STT Giải pháp Sđượố ngc hườỏi i Số lượng có giải pháp (người) Tỷ lệ (%) 1
Giải pháp công trình (xây đê biển, hệ thống kênh mương, trạm bơm điện, hệ thống quan trắc, cảnh báo…
30 24 80,0
2
Sử dụng các loại giống lúa thích ứng với
thời gian ngập kéo dài 30 12 40,0
3
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giải pháp luân canh cây trồng, nuôi trồng thủy sản (mô hình tôm + lúa, cá + lúa)…
30 14 46,7 4 Giải pháp trồng rừng ngập mặn 30 9 30,0
5 Giải pháp khác 30 2 6,7
Nhóm giải pháp công trình được người dân áp dụng và đề xuất với tỷ lệ cao nhất chiếm tới 80%, tiếp theo là nhóm giải pháp về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, luân canh và thay đổi hệ thống canh tác chiếm 46,7%; sử dụng các giống lúa thích ứng với thời gian ngập kéo dài chiếm 40%, giải pháp về rừng ngập mặn chiếm 30% và một số giải pháp khác chiếm 6,7%.
Bảng 3.13. Kết quảđiều tra, phỏng vấn đề xuất giải pháp ứng phó với xâm mặn
STT Giải pháp Sđượố ngc hườỏi i Sgiố lảượi pháp ng có (người)
Tỷ lệ
(%)
1 Giải pháp công trình (xây cống ngăn
mặn, hệ thống kênh mương…) 30 23 76,7
2
Sử dụng các loại giống lúa thích ứng
với các độ mặn 30 13 43,3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Đối với vấn đề ứng phó với xâm nhập mặn thì nhóm giải pháp công trình cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,7%. Tiếp theo là giải pháp về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ chiếm 46,7% và giải pháp về giống chiếm 43,3%.